Chuyên Đề

Em à! Đừng sợ em nhé…
Chuyên Đề, Suy Tư

Em à! Đừng sợ em nhé…

Ngày 21 tháng 4 năm 2024 sau Thánh lễ Chúa Chiên Lành, khi mọi người đang hớn hở cho công việc cổ võ ơn gọi đời sống thánh hiến thì từ xa một nữ sinh ca đoàn chạy đến nói với tôi: “Thầy ơi, em thấy ai đi tu cũng giỏi, người thì hát hay, người thì nhảy đẹp, người thì học hành chuyên sâu, có lẽ họ sinh ra là để phục vụ cho Nước Chúa”. Lắng nghe em và lặng nhìn em, tôi cảm nhận nơi em có khao khát dấn thân cho ơn gọi tu trì, nhưng có điều gì đó khiến em còn do dự, băn khoăn. Có lẽ em đã thấy sự nhiệt thành của biết bao tu sĩ đã phục vụ nơi giáo xứ của em, có lẽ em đang khao khát một ngày nào đó em được dấn thân phục vụ Chúa như một nữ tu. Tôi hỏi em: “Em có muốn ngày nào đó được cầu nguyện cùng Chúa, thủ thỉ cùng Chúa trong tấm áo dòng, hay dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng không?” ...
Đức Giêsu và Nước Thiên Chúa
Chuyên Đề, Thần Học

Đức Giêsu và Nước Thiên Chúa

Trước Đức Giêsu: các vị vua và các ngôn sứ Các vị vua, Đavít, Salômon và nhiều vị vua khác đã đánh dấu công trình lịch sử của Israel. Nhưng lịch sử đã ngăn cản sự phát triển và kinh nghiệm về vương quyền chấm dứt vào năm 578. Chính vì thế, một niềm hy vọng cánh chung về Nước Trời đã nảy sinh và sự mong chờ này sẽ là một yếu tố cấu thành của đời sống dân Do thái. Các ngôn sứ sẽ nói về việc tái thiết lập Vương quyền của Thiên Chúa. Vương quyền trở lại với triều đại Hasmonean không đem lại sự hài lòng và sự chiếm đóng của La Mã làm gia tăng gay gắt chủ nghĩa dân tộc với hy vọng rằng các dân ngoại sẽ bị nô lệ. Sự chờ đợi đặt vào một thực tại khác. Mọi người ở Israel chờ đợi ngày tận thế và quang lâm của Thiên Chúa-Vua hoặc người đại diện của Ngài. Chính với Đức Giêsu mà vương quyền của ...
“Ngồi Nghĩ Lại Cuộc Đời”
Chuyên Đề, Suy Tư

“Ngồi Nghĩ Lại Cuộc Đời”

“Ngồi nghĩ lại cuộc đời bao bạn bè quanh ta ngày nào giờ đã lìa cuộc đời mộ phần đó ai đã về thăm. Ngồi nghĩ lại phận người bao người giàu danh chức cao trọng giờ cũng chẳng còn gì, người hỡi sao còn ngủ mê.” Đó là lời bài hát của nhạc sĩ Lm Pet Huy Hoàng mà tôi được nghe trong Thánh Lễ an táng của một người thân. Lời bài hát và qua cái chết của người thân ấy giúp cho tôi cần phải ngồi xuống để ‘nghĩ về cuộc đời’ của mình sau bao năm tháng sống ở trên đời, rồi có một lúc nào đó tôi cũng sẽ ra đi mãi mãi, tôi sẽ biến mất khỏi cuộc đời này, khỏi thế gian này. Ai rồi cũng sẽ chết, chẳng có ai sống mãi, sống hoài trên cõi đời này. Thế nhưng đôi khi tôi quên điều đó mà tôi sống như tôi sẽ không bao giờ chết. Tôi quên rằng cuộc sống trên dương thế này chỉ là cuộc lữ hành, tôi chỉ đi ngang qua ...
“Đêm Tối Huy Hoàng”
Chuyên Đề, Suy Tư

“Đêm Tối Huy Hoàng”

Hẳn là suy nghĩ đầu tiên đem đến cho mỗi người câu hỏi: tại sao đêm tối huy hoàng? Vâng tựa đề này vừa bao hàm nỗi u ám, sợ hãi, thất vọng, nhưng chính trong đêm tối ấy bừng lên ánh huy hoàng của Thiên Chúa, ánh sáng hy vọng cho số phận con người. Thứ 6 Tuần Thánh, chúng ta chiêm ngắm một Thiên Chúa đã trải qua kinh nghiệm của kiếp sống con người: bị phản bội của người môn đệ, cô đơn khi những người gần gũi nhất bỏ rơi, sự đớn đau và đau khổ lúc bị sĩ nhục và chịu những cực hình tàn khốc nhất của con người. Thiên Chúa trong khuôn mặt con người giờ đây không còn hình tượng con người. Tiếng kêu thảm thiết: “Lạy Chúa! Sao Ngài nỡ bỏ rơi con”. Tiếng kêu này đã khiến những người kết án Ngài xem chừng có lý: tên Giêsu này là kẻ phạm thượng, Thiên Chúa không bảo vệ nó và chúng ta đã đúng khi g...
Mục đích thực sự của việc ăn chay là gì?
Suy Tư

Mục đích thực sự của việc ăn chay là gì?

Thiên Chúa đã truyền phải ăn chay, Chúa Giêsu đã thực thi lệnh truyền đó, và các Giáo Phụ đã rao giảng về tầm quan trọng của nó như một nguồn lực và nền tảng của đời sống Kitô hữu. Nhưng người Công giáo hiện nay cần phải phản tỉnh nhiều hơn về việc ăn chay: điều chúng ta miễn cưỡng giữ vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh, và hẳn là vào ngày thứ Tư Lễ Tro nếu chúng ta nhớ. Vậy nếu chúng ta hiểu được lợi ích mà việc ăn chay mang lại cho đời sống chúng ta thế nào, thì liệu chúng ta có nên ăn chay nhiều hơn, đặc biệt là trong Mùa Chay không? “Có”- Đó là câu trả lời đầy xác tín mà chúng ta nhận được từ các thánh trong lịch sử Giáo hội và cả các chuyên gia ngày nay. Theo lời Cha Sabatino Carnazzo, Giám đốc Sáng lập và Điều hành của Viện Văn hóa Công giáo: “Chúng ta hãy lấy những người đã chạy trong cu...
Tuần Thánh
Suy Tư

Tuần Thánh

Chúng ta đang trong “Tuần Thánh”, thời gian này được bắt đầu với Chúa Chật Lễ Lá đến lễ Vọng Phục Sinh. Một cách hiếu kì, tôi tự hỏi: tên “Tuần Thánh”, không phải là “Tuần Thánh” theo nghĩa thông thường chăng? Trong tuần này có sự chất vấn về cái chết của một Người vô tội giữa hai người bị kết án khác, với một bản án ghê sợ: bị đóng đinh vào thập giá. Biến cố lịch sử của Con Người này chỉ cho thấy sự tàn bạo khủng khiếp nhất của con người dành cho đồng loại của mình: thù ghét, cáo gian, lừa dối, dùng mưu mẹo để loại trừ người khác, sử dụng mọi biện pháp kéo dài sự đau khổ đối với một Người vô tội không chống lại; Con Người này bị sỉ nhục và nhạo báng, bị phản bội, bị bỏ rơi bởi những người thân thiết và bạn bè. Nếu có sự thánh thiêng trong tuần này, đó là cách thức Con Người mang danh Giê...
Trong Lăng Kính Cánh Chung, Đức Giêsu Phục Sinh Đem Lại Hy Vọng Vĩnh Sinh Cho Người Kitô Hữu.
Thần Học

Trong Lăng Kính Cánh Chung, Đức Giêsu Phục Sinh Đem Lại Hy Vọng Vĩnh Sinh Cho Người Kitô Hữu.

I. Dẫn nhập: Biến cố phục sinh của Đức Kitô là chóp đỉnh của toàn bộ đức tin Công giáo. Biến cố này khiến cho người Kitô hữu hy vọng về cuộc sống trường sinh, hạnh phúc, viên mãn, và tròn đầy. Thật thế, người Kitô hữu không mong đợi những điều phi lý, ảo huyền, hay giả tưởng, nhưng là mong chờ các thực tại cánh chung. Các thực tại đó thôi thúc người Kitô hữu mong chờ đến mức cháy bỏng vào cuộc sống vĩnh cửu mai sau. Tuy nhiên trước khi đến với cuộc sống vĩnh sinh, người Kitô hữu đang phải đối mặt với các sự kiện hiện tại, các chiều kích của hiện sinh. Niềm hy vọng vào thực tại mai sau đang vấp phải sự chống đối với thực tại cảm nghiệm. Tức là đau khổ, rên xiết, bất công, dập nát, đang giày vò người Kitô hữu ở đời này.[1] Tuy nhiên, sự chất vấn của các thực tại đời này không làm mất...
Chín điều nên biết về Tuần Thánh
Suy Tư

Chín điều nên biết về Tuần Thánh

WHĐ (24.03.2024) – Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “Trong Tuần Thánh, chúng ta sống khoảnh khắc đỉnh cao của cuộc hành trình này, của kế hoạch tình yêu xuyên suốt toàn bộ lịch sử các mối tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại”. Tuần Thánh rất quan trọng trong lịch Phụng vụ Kitô giáo. Nhưng Tuần Thánh là gì? Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này. 1) Tuần Thánh là gì? Tuần Thánh là tuần lễ trước Chúa Nhật Phục Sinh. Theo Những Quy Luật Tổng Quát về Năm Phụng Vụ và Niên Lịch, “Chúa nhật thứ sáu, bắt đầu Tuần Thánh, gọi là Chúa nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa’” (Số 30). Do đó, Tuần Thánh bắt đầu vào Chúa nhật VI Mùa Chay, và tuần lễ...