Thần Học

Phép Rửa Cho Kẻ Chết  Đối Với Các Tín Hữu Côrintô  Tìm Hiểu 1 Cr 15, 29
Thần Học

Phép Rửa Cho Kẻ Chết Đối Với Các Tín Hữu Côrintô Tìm Hiểu 1 Cr 15, 29

Dẫn nhập Chương 15 trong thư thứ nhất của thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô kết thúc bằng một tin vui cho toàn thể Kitô hữu đó là thân xác kẻ chết sẽ được sống lại. Xác tín này của thánh Phaolô khởi đi từ những khẳng định căn bản rằng qua phép rửa tội, tín hữu được nên giống Chúa Kitô. Vì thế, nếu Đức Kitô đã chết và phục sinh thì đến lượt “các chi thể” của Ngài cũng được phục sinh do ân huệ của Chúa ban cho. Giáo huấn về sự sự phục sinh được Phaolô khai triển trong nhiều thư khác, nhưng 1 Cr 15 được xem là mạch lạc nhất[1]. Tin mừng đó ra đời trong bối cảnh đặc biệt. Nó được đặt trong sự căng thẳng, chống đối lẫn phỉ báng của những người theo văn hóa Hy lạp vốn khinh dễ thân xác và cả những bổn đạo mới với đức tin chưa đủ mạnh. Trong khi đó, niềm tin vào Đức Kitô phục sinh và sự sống...
Chúa Giêsu, Hình Mẫu Hoàn Hảo Của Bất Bạo Động Theo Tinh Thần Tin Mừng
Thần Học

Chúa Giêsu, Hình Mẫu Hoàn Hảo Của Bất Bạo Động Theo Tinh Thần Tin Mừng

Chúng ta đang sống trong một xã hội tràn ngập bạo lực. Quả vậy, vấn nạn bạo lực có thể được nhận thấy trong mọi môi trường : từ các mối tương quan mang tính vi mô như đời sống gia đình, nhà trường, cho đến các mối quan hệ vĩ mô, như quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. Đáng buồn hơn, bạo lực đã len lỏi từ bao giờ và trở thành một vấn đề nhức nhối ngay trong lòng Giáo Hội. Ngoài ra, bạo lực cũng là một thực tế quan trọng trong Kinh Thánh, nhất là Cựu Ước. Người ta thống kê rằng các hành động mang tính bạo lực xuất hiện ít nhất 600 lần trong Kinh Thánh. Một cách nào đó, chúng ta có thể hiểu bạo lực như một phần ăn sâu vào bản năng tự nhiên của con người, như Bernard Quelquejeu, triết gia người Pháp đã minh định : « Con người luôn có thiên hướng dùng đến bạo lực. Cần phải thừa nhận rằng tron...
Vai Trò Của Nước Trong Đời Sống Kitô Hữu
Thần Học

Vai Trò Của Nước Trong Đời Sống Kitô Hữu

Dẫn nhập Có thể nói, đời sống con người gắn bó mật thiết với nước ngay từ lúc tượng thai cho đến lúc rời bỏ thế gian này. Về mặt y học, nước là thành tố giúp loại bỏ một số chất không cần thiết và độc tố trong cơ thể ngang qua chức năng của một số cơ phận. Nếu nước là thành phần quan trọng trong vệ sinh thân thể giúp loại bỏ những bụi bẩn thì một số tôn giáo đã xem nước là thành tố quan trọng trong nghi thức thanh tẩy[1]. Kitô hữu Công giáo đã sớm du nhập một số tập tục, truyền thống thanh tẩy của Hy Lạp và Do Thái giáo nhưng đồng thời đã sử dụng nước làm thành tố quan trọng trong một số Bí tích, phụ tích và một số thực hành đạo đức bình dân. Bài viết này khởi đi từ việc tìm hiểu ý nghĩa Thần học về nước được rút ra qua một số đoạn Kinh Thánh (I). Từ việc làm này, người viết muốn nhì...
Đào Sâu Đời Sống Đức Tin Kitô Hữu Qua Cuộc Gặp Gỡ Một Muslim Chính Thống Tại Việt Nam
Chuyên Đề, Đại Kết - Đối Thoại Liên Tôn, Thần Học

Đào Sâu Đời Sống Đức Tin Kitô Hữu Qua Cuộc Gặp Gỡ Một Muslim Chính Thống Tại Việt Nam

Dẫn Nhập Tục ngữ có câu “Đất lành chim đậu”. Trong cái nhìn chủ quan, câu tục ngữ đó đúng (nếu dùng nó) để chỉ về tính đa dạng và phong phú của các tôn giáo trên đất nước Việt Nam. Quả thật, hiện nay nước ta có tới 16 tôn giáo được chính phủ chính thức chấp nhận hoạt động. Sự phong phú đó kết hợp với bối cảnh xã hội đương thời (như sự phát triển của công nghệ thông tin, làn sóng di dân, kinh tế thị trường, giao thoa văn hóa...) đặt các tín đồ trước những bận tâm lớn. Một mặt các tín đồ của mỗi tôn giáo đặt mình trong tâm thế mở ra đón nhận sự hội tụ trong đa phức trước các giá trị tâm linh và giá trị sống khác nhau. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến chủ trương về một tôn giáo chung cho tất cả từ sự hội nhất các tôn giáo để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mọi người. Mặt khác, cũng có không ...
Chúa Thánh Thần Đồng Sáng Lập Và Là “Tặng Phẩm Thần Linh” Cho Sứ Mạng Truyền Giáo Của Giáo Hội
Thần Học

Chúa Thánh Thần Đồng Sáng Lập Và Là “Tặng Phẩm Thần Linh” Cho Sứ Mạng Truyền Giáo Của Giáo Hội

Gần 2000 năm qua, Giáo hội không ngừng ý thức và xác tín rằng Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, Đấng đồng sáng lập và hoạt động trong Hội Thánh. Mặc dù có một vài giai đoạn, do bối cảnh đương thời, suy tư về Chúa Thần Thần và vai trò của Ngài dường như bị lãng quên. Ngay cả các bản Kinh Tin Kính cũng không trình bày cách cụ thể và đầy đủ vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Ngài không hiện diện trong và cùng với Giáo hội. Từ Công Đồng Vaticanô II, “một làn gió mới” trong suy tư về Chúa Thánh Thần đã tác động mạnh tới hầu hết các lãnh vực thần học Kitô giáo. Từ đó, Giáo hội đón nhận “Quà Tặng Thần Linh” với tâm tình tạ ơn sâu sắc; đồng thời Giáo hội cũng nhìn nhận đó là quà tặng không chỉ cho riêng mình mà còn cho toàn thế giới. Đ...
Hai loại cây mang tên các nhân vật trong Kinh Thánh
Thần Học

Hai loại cây mang tên các nhân vật trong Kinh Thánh

Cây Joshua và Judas là hai loại cây có nguồn gốc tên gọi từ trong Kinh Thánh. Cây Joshua -  Shutterstock Cây Joshua Nhiều người vốn quen thuộc với yucca brevifolia, cây Joshua nổi tiếng, mọc ở vùng tây nam khô cằn của Hoa Kỳ và ở tây bắc Mêxicô. Truyền thuyết kể rằng khi những người nhập cư Mormon băng qua sông Colorado vào giữa thế kỷ XIX, họ đã đặt tên cho cây này theo tên của nhân vật trong Kinh Thánh là Joshua (Giôsuê). Cành cây gợi cho họ nhớ đến cánh tay của Giôsuê đang dang ra trong tư thế khẩn cầu, nhằm xin mặt trời đứng yên để ông có thể hoàn thành nhiệm vụ quân sự của mình: “Bấy giờ, trong ngày Chúa trao người E-mô-ri cho dân Ít-ra-en, ông Giôsuê thưa chuyện với Chúa; trước mặt Ít-ra-...
Nguyên tội và Ân sủng dưới lăng kính của Công Giáo và Tin Lành
Thần Học

Nguyên tội và Ân sủng dưới lăng kính của Công Giáo và Tin Lành

Nguyên tội và Ân sủng dưới lăng kinh của Công Giáo và Tin Lành: Từ việc chống đối nhau vì những khác biệt thần học đến việc nhìn nhận nhau trong sự khác biệt[1]                                                                                              Lm. Fx. Nguyễn Tiến Dưng, AA Ngày nay, giới trẻ đi ra khỏi lũy tre là...
Thánh Giuse còn có những người con nào nữa không ?
Chuyên Đề, Thần Học

Thánh Giuse còn có những người con nào nữa không ?

  Chúng ta hãy dành một ít thời gian để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này bằng cách dựa vào các dữ liệu Kinh Thánh. I-Chúa Giêsu bị người Nazareth chối bỏ : Khảo sát tương quan họ hàng và quê hương. Trước hết là từ câu trả lời của Chúa Giêsu với những người đồng hương Nazareth khi họ không tin nhận Chúa Giêsu. Những trích đoạn này đã cho chúng ta nhìn thấy một hình ảnh về gia cảnh của Chúa : « Một tiên tri thì chỉ bị kinh dễ tại quê quán, gia tộc (έν τοῖς συγγενεῦσιν) và trong nhà mình mà thôi » (Mc 6,4) Chúng ta hãy so sánh các trích đoạn tương tự trong các Tin Mừng còn lại : Maccô 6,4 Matthiêu 13,57 Luca 4,24 Gioan 4,44 “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính qu...