Giáo Hội Hoàn Vũ

Hiện nay có bao nhiêu Kitô hữu thuộc các Giáo hội Công giáo Đông phương?
Đại Kết - Đối Thoại Liên Tôn, Giáo Hội, Giáo Hội Hoàn Vũ, Sứ Vụ

Hiện nay có bao nhiêu Kitô hữu thuộc các Giáo hội Công giáo Đông phương?

Với lịch sử kéo dài hơn 2.000 năm, các Kitô hữu Đông phương đã góp phần định hình khuôn mặt của phương Đông, từ những thành thị cho đến toàn thể quốc gia. Nhưng hôm nay, con số họ là bao nhiêu? "Anh chị em là một đàn chiên bé nhỏ, nhưng mang một trách nhiệm lớn lao trên miền đất đã chứng kiến sự khai sinh và lan tỏa của Kitô giáo", Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết như thế trong thư gửi các Kitô hữu Đông phương nhân dịp Giáng Sinh năm 2024. "Ước gì anh chị em luôn làm chứng cho Đức Giêsu giữa những thử thách! Sự hiện diện của anh chị em là quý giá đối với Trung Đông. Anh chị em như men trong bột." Những lời mạnh mẽ này nhắc nhở chúng ta rằng ơn gọi của các Kitô hữu Đông phương vượt qua số lượng: họ được kêu gọi làm ánh sáng và muối cho thế giới, giữa một nhân loại nhiều vết thương. Sự hiện ...
Tổng hợp và Đối chiếu Quan điểm từ “Antiqua et Nova” và Các Kiến Trúc Sư Công Nghệ Về Trí Tuệ Nhân Tạo (AI)
Chuyên Đề, Chuyên đề xã hội, Giáo Hội, Giáo Hội Hoàn Vũ, Giới Trẻ, Hoạt động, Suy Tư, Triết Học, Xã Hội

Tổng hợp và Đối chiếu Quan điểm từ “Antiqua et Nova” và Các Kiến Trúc Sư Công Nghệ Về Trí Tuệ Nhân Tạo (AI)

Tổng hợp và Đối chiếu Quan điểm từ “Antiqua et Nova” và Các Kiến Trúc Sư Công Nghệ Về Trí Tuệ Nhân Tạo (AI)  Lm. André Tuấn, AA   1. Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trải qua một sự mở rộng vũ bão, len lỏi vào vô số lĩnh vực và định hình lại các đường nét của xã hội chúng ta. Những tiến bộ đáng chú ý, chẳng hạn như sự nổi lên của AI tạo sinh được minh họa bởi các mô hình như ChatGPT , là minh chứng cho một sự tăng tốc công nghệ không chỉ biến đổi các công cụ của chúng ta mà còn cả các tương tác, công việc và tiềm năng là tương lai của chúng ta. Sự hiện diện ngày càng tăng của AI trong các lĩnh vực đa dạng như y tế, giáo dục, kinh tế hay quốc phòng đặt ra những câu hỏi cơ bản. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi giai đoạn này là một "sự thay đổi thời đại" , nhấn mạnh chiều sâ...
ANTIQUA ET NOVA – Ghi chú về mối liên hệ giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người
Chuyên Đề, Chuyên đề xã hội, Giáo Hội, Giáo Hội Hoàn Vũ, Giới Trẻ, Sứ Vụ, Suy Tư, Thần Học, Triết Học, Xã Hội

ANTIQUA ET NOVA – Ghi chú về mối liên hệ giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người

BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN BỘ VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC ANTIQUA ET NOVA Ghi chú về mối liên hệ giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người Chuyển ngữ Lm. André Tuấn, AA   I. Giới thiệu Với một sự khôn ngoan vừa cổ xưa vừa mới mẻ (x. Mt 13,52), chúng ta được mời gọi xem xét những thách đố và cơ hội hôm nay do tri thức khoa học và công nghệ đặt ra, đặc biệt là sự phát triển gần đây của trí tuệ nhân tạo (AI). Truyền thống Kitô giáo coi ân ban trí tuệ là một khía cạnh thiết yếu của việc con người được tạo dựng « theo hình ảnh Thiên Chúa » (St 1,27). Từ cái nhìn toàn diện về con người và việc đánh giá cao lời kêu gọi « canh tác » và « gìn giữ » trái đất (x. St 2,15), Hội Thánh nhấn mạnh rằng ân ban này phải được thể hiện qua việc sử dụng có trách nhiệm lý trí và khả năng kỹ thuật để phục vụ th...
Khái Quát Công Đồng Chung Nicea 325 và Các Tín Biểu (Chương 4)
Chuyên Đề, Giáo Hội, Giáo Hội Hoàn Vũ, Thần Học, Thư Viện

Khái Quát Công Đồng Chung Nicea 325 và Các Tín Biểu (Chương 4)

Chương 4: Các Cuộc Tranh Luận Thần Học và Thuật Ngữ 1. Học Thuyết Ariô và Phản ứng của Các Nghị Phụ Công Đồng Nicêa Cuộc tranh luận bùng nổ đầu thế kỷ IV xoay quanh giáo huấn của Ariô (Giáo sĩ tại Alexandria, †336), người chủ trương rằng Ngôi Lời (Logos, tức Chúa Con) không đồng vĩnh cửu với Chúa Cha và không cùng bản thể với Ngài. Ariô lý luận: nếu Chúa Con thực sự là Con, thì phải được sinh ra sau Chúa Cha, nên đã “có một thời điểm khi Ngài chưa hiện hữu” (ἦν ποτέ ὅτε οὐκ ἦν). Theo Ariô, Ngôi Lời là thụ tạo đầu tiên Thiên Chúa dựng nên từ hư vô (ex nihilo, “ἐξ οὐκ ὄντων”), nhờ đó muôn vật khác được tạo dựng; vì là thụ tạo, Ngài không đồng vĩnh cửu, không đồng đẳng và có thể thay đổi hoặc phạm tội bởi bản tính thụ tạo của mình. Nói cách khác, Ariô phủ nhận thần tính đồng bản thể của Đức...
Khái Quát Công Đồng Chung Nicea 325 và Các Tín Biểu (Chương 3)
Chuyên Đề, Giáo Hội, Giáo Hội Hoàn Vũ, Thần Học, Thư Viện

Khái Quát Công Đồng Chung Nicea 325 và Các Tín Biểu (Chương 3)

Chương 3: Triệu tập và Tổ chức Công đồng Nicêa (325) Công đồng Chung Nicêa I (năm 325) là công đồng đại kết đầu tiên của Kitô giáo, được Constantinô Đại đế triệu tập nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng giáo lý do tà thuyết Ariô gây ra. Công đồng nhóm họp tại thành Nicêa (Nicaea, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) với sự tham dự của hàng trăm nghị phụ, chủ yếu từ Đông phương, cùng một số đại biểu Tây phương. 1. Lý do chọn Nicêa làm địa điểm công đồng Việc Constantinô chọn Nicêa làm nơi nhóm họp không phải ngẫu nhiên, mà vì những thuận lợi chiến lược và hậu cần. Trước hết, Nicêa nằm gần Nicomedia – nơi đặt kinh đô và hoàng cung lúc bấy giờ – nên Hoàng đế có thể dễ dàng thân hành đến dự. Về địa lý, thành phố Nicêa thuộc vùng Bithynia (Tiểu Á) ở ngã tư Á-Âu, thuận tiện cho các giám mục Đông phương l...
Diễn từ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV gửi đến giới truyền thông
Chuyên Đề, Chuyên đề xã hội, Giáo Hội, Giáo Hội Hoàn Vũ

Diễn từ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV gửi đến giới truyền thông

DIỄN TỪ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN GIA TRUYỀN THÔNG Hội trường Phaolô VI – Thứ Hai, ngày 12 tháng 5 năm 2025 Chào anh chị em, và cảm ơn vì sự chào đón tuyệt vời này!Người ta nói rằng tiếng vỗ tay ở phần mở đầu thì không có nghĩa gì lắm... Nếu đến cuối buổi, anh chị em vẫn còn thức và vẫn muốn vỗ tay... thì tôi xin cảm ơn rất nhiều! Anh chị em thân mến! Tôi xin gửi lời chào mừng đến anh chị em – những đại diện truyền thông đến từ khắp nơi trên thế giới. Tôi chân thành cảm ơn vì công việc anh chị em đã thực hiện và đang thực hiện ngay lúc này, trong một thời điểm thực sự là thời khắc ân sủng của Hội Thánh. Trong bài “Bài giảng trên núi”, Chúa Giêsu đã công bố: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình” (Mt 5,9). Đây là một mối phúc kêu gọi tất cả chúng ta, và cách riêng, liê...
Bài giảng lễ đầu tiên của Đức Thánh Cha Lê-ô XIV
Chuyên Đề, Giáo Hội, Giáo Hội Hoàn Vũ, Suy Tư

Bài giảng lễ đầu tiên của Đức Thánh Cha Lê-ô XIV

THÁNH LỄ “PRO ECCLESIA” DO ĐỨC GIÁO HOÀNG CỬ HÀNH CÙNG CÁC HỒNG Y BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA LÊÔ XIV Nhà nguyện Sistina Thứ Sáu, ngày 9 tháng 5 năm 2025 Tôi xin bắt đầu bằng một lời bằng tiếng Anh, và phần còn lại là bằng tiếng Ý. Nhưng tôi muốn lặp lại những lời từ Thánh Vịnh Đáp Ca: “Con sẽ hát một bài ca mới dâng Chúa, vì Người đã làm những kỳ công lạ lùng.” Và thật vậy, không chỉ nơi tôi, mà nơi tất cả chúng ta. Thưa các Đức Hồng y huynh đệ, khi chúng ta cử hành Thánh lễ sáng nay, tôi mời gọi quý vị hãy nhận ra những kỳ công mà Chúa đã thực hiện, những ân phúc mà Chúa vẫn tiếp tục tuôn đổ trên tất cả chúng ta qua Sứ vụ của Thánh Phêrô. Anh em đã kêu gọi tôi mang lấy thập giá ấy, và được chúc phúc trong sứ vụ ấy. Tôi biết rằng tôi có thể trông cậy vào từng người tr...
Những lời đầu tiên của Đức Thánh Cha Lêô XIV
Giáo Hội, Giáo Hội Hoàn Vũ

Những lời đầu tiên của Đức Thánh Cha Lêô XIV

Đây là bản dịch lời phát biểu bằng tiếng Ý của Đức Thánh Cha Lêô XIV khi xuất hiện công khai lần đầu tiên tại Loggia đền thờ Thánh Phêrô, ngày 8 tháng 5 năm 2025: Bình an ở cùng anh chị em. Anh chị em thân mến, Đó là lời chào đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh, vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên của Thiên Chúa. Tôi cũng mong rằng lời chào bình an này sẽ đi vào cõi lòng chúng ta, chạm đến từng gia đình của anh chị em. Gửi đến tất cả mọi người, ở khắp nơi, đến mọi dân tộc, đến toàn thể địa cầu: Bình an ở cùng anh chị em. Đó là bình an của Đức Kitô Phục Sinh – một bình an không mang vũ khí, nhưng làm cho vũ khí phải buông xuống; một bình an khiêm hạ và kiên trì. Đó là bình an phát xuất từ Thiên Chúa – Đấng yêu thương hết thảy chúng ta, một cách vô điều kiện. Tro...