Đại Kết – Đối Thoại Liên Tôn

Hiện nay có bao nhiêu Kitô hữu thuộc các Giáo hội Công giáo Đông phương?
Đại Kết - Đối Thoại Liên Tôn, Giáo Hội, Giáo Hội Hoàn Vũ, Sứ Vụ

Hiện nay có bao nhiêu Kitô hữu thuộc các Giáo hội Công giáo Đông phương?

Với lịch sử kéo dài hơn 2.000 năm, các Kitô hữu Đông phương đã góp phần định hình khuôn mặt của phương Đông, từ những thành thị cho đến toàn thể quốc gia. Nhưng hôm nay, con số họ là bao nhiêu? "Anh chị em là một đàn chiên bé nhỏ, nhưng mang một trách nhiệm lớn lao trên miền đất đã chứng kiến sự khai sinh và lan tỏa của Kitô giáo", Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết như thế trong thư gửi các Kitô hữu Đông phương nhân dịp Giáng Sinh năm 2024. "Ước gì anh chị em luôn làm chứng cho Đức Giêsu giữa những thử thách! Sự hiện diện của anh chị em là quý giá đối với Trung Đông. Anh chị em như men trong bột." Những lời mạnh mẽ này nhắc nhở chúng ta rằng ơn gọi của các Kitô hữu Đông phương vượt qua số lượng: họ được kêu gọi làm ánh sáng và muối cho thế giới, giữa một nhân loại nhiều vết thương. Sự hiện ...
Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày cuối cùng)
Đại Kết - Đối Thoại Liên Tôn, Sứ Vụ

Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày cuối cùng)

Hôm nay, các Kitô hữu cùng quy tụ tại Nhà thờ Công Giáo Hy Lạp Truyền Tin (Greek Catholic Church of the Annunciation) để khép lại Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo. Đây là khoảnh khắc ý nghĩa, khi các Kitô hữu thuộc nhiều truyền thống khác nhau cùng hướng về Chúa Kitô – nguồn mạch duy nhất của sự hiệp nhất. Nhà thờ Công giáo Hy Lạp, tuy thuộc các Giáo hội Công giáo Đông phương và hiệp thông trọn vẹn với Roma, nhưng vẫn bảo tồn phụng vụ Byzantine và linh đạo Đông phương, là một dấu chỉ sống động về sự hòa giải giữa Đông và Tây.   Lịch sử Hội Thánh đã chứng kiến những vết thương chia rẽ đau lòng: từ cuộc ly khai sau Công đồng Êphêsô (431), Công đồng Calxêđônia (451), sự phân rẽ Đông - Tây (1054), cho đến các cuộc Cải cách Tin Lành (1517). Mỗi cuộc phân ly không chỉ là một biến c...
Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ tám)
Đại Kết - Đối Thoại Liên Tôn

Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ tám)

Hôm nay, hành trình hiệp nhất đưa chúng ta đến với Giáo hội Chính Thống Ethiopia, thường được biết đến với danh xưng Giáo hội Chính Thống Tewahedo Ethiopia. Đây là một trong những cộng đoàn Kitô giáo cổ xưa nhất thế giới, với cội rễ sâu xa từ thời các nhà truyền giáo đầu tiên. Theo truyền thống, Kitô giáo đã đến vùng đất Ethiopia từ thế kỷ IV nhờ công lao của hai nhà truyền giáo người Syria là Thánh Frumentius và Thánh Aedesius. Kể từ đó, Giáo hội Ethiopia đã lớn mạnh, không chỉ về đức tin mà còn trong nền văn hóa và bản sắc dân tộc.   Điều làm nên nét độc đáo của Giáo hội Chính Thống Ethiopia là sự gắn bó mật thiết giữa đức tin và đời sống dân tộc. Với một truyền thống phụng vụ giàu có, Giáo hội này bảo tồn nhiều yếu tố của Kitô giáo sơ khai, như việc cử hành Thánh Lễ bằng tiếng G...
Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ bảy)
Đại Kết - Đối Thoại Liên Tôn, Sứ Vụ

Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ bảy)

Hôm nay, tại Nhà thờ Chính Thống Syria Thánh Mác-cô (Syrian Orthodox Church of St. Mark), cộng đoàn Kitô hữu quy tụ tại nơi có truyền thống gắn liền với Giáo hội Syria Chính Thống (còn gọi là Giáo hội Jacobite). Giáo hội này tách khỏi Giáo hội Công giáo sau Công đồng Chalcedon năm 451 do những bất đồng thần học, đặc biệt liên quan đến bản tính của Đức Kitô.    Đồng quan điểm với Giáo hội Armenia, Giáo hội Jacobite theo thuyết Nhất tính luận (Monophysitism), bác bỏ giáo huấn Chalcedon về hai bản tính của Đức Kitô. Từ đó, một cuộc ly giáo kéo dài qua nhiều thế kỷ đã hình thành. Dù mang bản sắc phụng vụ riêng và có một Thượng phụ độc lập, một số thành viên của cộng đồng Jacobite đã hòa giải với Giáo hội Công giáo và hiệp thông với Roma, hình thành Giáo hội Công giáo Syr...
Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ sáu)
Đại Kết - Đối Thoại Liên Tôn, Sứ Vụ

Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ sáu)

Tuần cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo được cử hành tại Phòng Tiệc Ly (Upper Room, Cenacle), nơi linh thiêng đã chứng kiến những giây phút cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi chịu khổ nạn và đóng đinh trên Thánh Giá. Chính tại đây, Ngài đã thiết lập Bí tích Thánh Thể và trao ban thiên chức linh mục. Cũng trong căn phòng này, Chúa Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1-20), để lại mẫu gương khiêm nhường, phục vụ trong yêu thương và để lại giới răn yêu thương: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em." (Ga 15,12). Sau cuộc khổ nạn, các môn đệ cũng tụ họp tại đây, trong nỗi sợ hãi, nhưng với sự kiên trì cầu nguyện, họ đã nhận được sự ủi an vô giá: được gặp Đấng Phục Sinh. Ngài đã cho các môn đệ thấy và chạm vào các vết thương của Ngài. Cũng tạ...
Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ năm)
Đại Kết - Đối Thoại Liên Tôn, Sứ Vụ

Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ năm)

Ngày thứ năm của Tuần Hiệp Nhất Kitô giáo tại Giêrusalem diễn ra tại Nhà thờ Đồng Chính Tòa Tòa Thượng Phụ Latin (Latin Patriarchate Pro-Cathedral).    Tòa Thượng Phụ Latin đã có mặt tại Đất Thánh từ sau cuộc Thập Tự Chinh năm 1099, góp phần củng cố và duy trì đức tin của cộng đồng Kitô hữu. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, ngày nay Tòa Thượng Phụ vẫn là tiếng nói chính thức của Giáo hội Công giáo tại Giêrusalem, đồng thời tích cực tham gia đối thoại liên tôn và kiến tạo hòa bình trong khu vực. Lạy Chúa, hôm nay các tín hữu từ nhiều truyền thống Kitô giáo cùng quy tụ nơi đây, hiệp nhất trong đức tin và tình huynh đệ. Xin cho tinh thần đại kết của chúng con trở thành chứng tá sống động rằng ơn cứu độ không dành riêng cho một dân tộc hay một truyền thống nào, như...
Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ tư)
Đại Kết - Đối Thoại Liên Tôn, Sứ Vụ

Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ tư)

Ngày thứ tư của Tuần Hiệp Nhất Kitô giáo tại Giêrusalem được tổ chức tại Nhà thờ Lutheran (Church of the Redeemer), gần Nhà thờ Mộ Chúa. Khánh thành năm 1898, nhà thờ mang kiến trúc Romanesque Revival, gợi nhớ các nhà thờ thời Trung cổ, minh chứng cho sự hiện diện lâu đời của cộng đồng Lutheran tại đây. Phong trào Cải cách, do Martin Luther khởi xướng năm 1517, đã đưa ra những quan điểm thần học khác biệt với giáo lý Giáo hội Công giáo. Luther nhấn mạnh sự cứu rỗi chỉ nhờ đức tin (sola fide) và Kinh Thánh là nguồn duy nhất của đức tin (sola scriptura), bác bỏ quyền dạy dỗ và các thực hành của Giáo hội. Phong trào cũng mang tính chính trị, khi từ chối quyền lãnh đạo của Giáo hoàng, nhưng nhấn mạnh đến tính tự trị của mỗi giáo hội. Sự chia rẽ này là một vết thương trong dòng lịch sử Giáo ...
Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ ba)
Đại Kết - Đối Thoại Liên Tôn, Sứ Vụ

Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo tại Giêrusalem (Ngày thứ ba)

Tuần Hiệp Nhất Kitô giáo tại Giêrusalem được cử hành tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Giacôbê (Armenian Cathedral of St. James), nằm trong khu phố Armenia – một trong bốn quận của Thành cổ Giêrusalem. Nơi đây được cho là linh thiêng nhất và là trung tâm lịch sử của Giáo hội Tông truyền Armenia, một trong những Giáo hội Kitô giáo lâu đời nhất.   Giáo hội Tông truyền Armenia là một trong những Giáo hội ly khai sớm nhất trong lịch sử Kitô giáo, đặc biệt sau Công đồng Chalcedon năm 451. Nguyên nhân chính là sự khác biệt về thần học: Giáo hội Công giáo và Chính thống Đông phương tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô có hai bản tính (thần tính và nhân tính), không lẫn lộn, không thay đổi, nhưng hiệp nhất trong một ngôi vị (Dyophysitism). Trong khi đó, Giáo hội Armenia, ngược lại, tin rằng Chúa Giêsu...