Anh em và những người bạn Giao Ước thân mến!
Lá thư này là hoa trái của một chiều dài suy tư về ơn gọi trong Giáo hội và đặc biệt là nơi dòng Đức Mẹ Lên Trời. Chúng ta biết rằng, Hội dòng của chúng ta luôn lưu tâm lắng nghe đến tiếng gọi của Thiên Chúa cho con người hôm nay. Nước Thiên Chúa luôn cần những người thợ, đó là linh mục, tu sĩ, những người dâng hiến và giáo dân. Luật sống của chúng ta nhắc nhở chúng ta làm việc để “nâng đỡ ơn gọi Kitô hữu, đặc biệt ơn gọi tu sĩ và linh mục” (Luật Sống số 16), và ba số khác (số 133 đến 135) chỉ rõ những đòi hỏi về mục vụ ơn gọi. Cha Emmanuel d’Alzon không bao giờ ngừng đề cập đến sự cấp bách vun trồng ơn gọi nơi dòng Đức Mẹ Lên Trời và đó là sứ vụ thiết yếu cho Hội dòng của chúng ta. Những tiểu chủng viện, chương trình Đức Bà ơn gọi, lưu xá cho các bạn trẻ, trường học, hiện diện trong các trường học và đại học với tư cách là tuyên uý; tất cả những công việc này muốn nhấn mạnh mối bận tâm của gia đình chúng ta, nhằm dấn thân bên cạnh người trẻ để chất vấn họ về ý nghĩa cuộc sống và cho phép họ tìm thấy con đường tốt lành dưới cái nhìn của Thiên Chúa.
Cách đây 12 năm, 2008, cha Richard Lamoureux đã viết một lá thư với nhan đề Đồng hành với những người được gọi. Trong lá thư này có những điều bổ ích giúp suy tư về vấn đề ơn gọi nơi dòng Đức Mẹ Lên Trời và đào tạo, chúng ta đã triển khai cho mọi người để dấn thân tốt hơn trong xã hội và Giáo hội, nhằm loan truyền Nước Thiên Chúa. Lá thư hiện hành sẽ chỉ rõ một số điểm nhằm khích lệ điều mới mẽ trong suy tư và hành động của chúng ta.
Ngày nay, bức tranh tuyển lựa ơn gọi đối lập nơi dòng Đức Mẹ Lên Trời. Trước kia, những vùng đất được gọi là Kitô giáo giờ đây trở thành nguồn suối đã bị khô cạn. Những Giáo hội trẻ phát sinh làm năng động sứ mạng và vẫn còn có nhiều ứng sinh. Nhưng cũng trong thời gian, Toà thánh đau lòng trước thực trạng chảy máu của một số người thánh hiến đã rời bỏ ơn gọi sau một thời gian dấn thân. Mục vụ ơn gọi nơi dòng Đức Mẹ Lên Trời chính xác là làm gì? Chúng ta có trung thành với đòi hỏi của cha d’Alzon dấn thân với cả con tim cho sứ mạng này không? Chúng ta có đủ khả năng làm mới lại phương pháp và cách tiếp cận của chúng ta nơi người trẻ không? Chúng ta còn đủ lòng tin trong tương lai nơi gia đình của chúng ta để dám mời gọi nhân danh Thiên Chúa hay không? Một xác tin thôi thúc để viết lá thư này: Thiên Chúa tiếp tục kêu gọi và Ngài không ngừng làm ngạc nhiên chúng ta bởi tình yêu vô biên của Ngài.
Lá thư này chia làm ba phần chính. Phần thứ nhất suy tư về ơn gọi được chiếu sáng dưới nhãn quan của Thánh Kinh. Phần thứ hai dành cho việc phân định ơn gọi. Chúng ta phải làm gì để có những ơn gọi triển nở và hạnh phúc? Những tiêu chí nào chúng ta có? Nét đặc trưng truyền thống của Đức Mẹ Lên Trời với thánh Augustino và cha Emmanuel d’Alzon cũng sẽ cho chúng ta một số ý tưởng đặc biệt. Cuối cùng, phần thứ ba sẻ trình bày việc đào tạo ơn gọi cho người trẻ. Vì một điều chắc chắn: nếu ơn gọi là hoa trái từ một lời gọi cá vị của Thiên Chúa cho một nhân vị cụ thể, cách thể hiện của người đó phụ thuộc vào cách thế mà họ sẽ được đồng hành. Đời tu là một hành trình đòi hỏi, cần phải có thời gian, kiên nhẫn, cũng như cần thiết phải có đức tin, đức cậy và đức mến.
I. Tiếng gọi
1. Tiếng gọi của Thiên Chúa
Không nhất thiết phải trở lại với nguyên nghĩa của từ “ơn gọi” mà nó có nguồn gốc từ một động từ kêu gọi để hiểu rằng cần phải có ít nhất là hai, người gọi và người được gọi. Nguồn gốc của tiếng gọi dành cho ai đáp trả lời mời là chính Thiên Chúa. Nhưng làm thế nào để Thiên Chúa kêu gọi những con người đi theo Ngài? Tiếng gọi này là gì mà tôi đã lắng nghe và thôi thúc tôi lên đường? Làm thế nào để tôi nhận ra được tiếng của Thiên Chúa giữa bao tiếng mời gọi khác?
Thiên Chúa trong Thánh Kinh là một Thiên Chúa nói. Ngài gọi tới sự hiện hữu, Ngài ban sự sống, Ngài bước đi cùng, Ngài tha thứ và ban phước lành.[1] Nhưng Thiên Chúa cũng lắng nghe và thấu hiếu những đau khổ của dân ngài. Thiên Chúa đối thoại với nhân loại và thiết lập giao ước với họ.
“Chúng ta thường sử dụng từ ơn gọi – «la vocation » hay «les vocations » trong nghĩa… duy nhất về ơn gọi linh mục hay tu sĩ. Và chúng ta thường hay quên rằng nếu có một tiếng gọi thì tiếng gọi này phải dành cho một ai hay cho cái gì. Động từ gọi chờ đợi một túc từ, điều này có nghĩa là mở ra một cách rộng lớn hơn về phạm vi của sự phân định; trước tiên, nó có thể là một cách thán phục và tạ ơn về điều đã nhận được, về điều mà Thiên Chúa gọi mời, gợi lên, điều mà Ngài thức tỉnh. Tiếng gọi của Thiên Chúa là luôn luôn tận căn, tiếng gọi này tạo sự sống và tái tạo sự sống, định hướng cuộc sống, với nghĩa mạnh nhất, quay trở lại hướng về Phương Đông…! Trước tiên, chúng ta phục vụ về sự biết ơn này, về sự phân định điều mà Thiên Chúa luôn gợi lên cách duy nhất, độc đáo và không đồng nhất về điều đã biết. Tiên khởi chúng ta được đặt trong sự ngạc nhiên về điều mà Thiên Chúa tạo dựng trong con người, như buổi đầu tạo dựng. Đó là sự đa dạng về ơn gọi.”[2].
Nhưng Thiên Chúa cũng kêu mời để sai chúng ta đi. Ngài gọi và chọn các tông đồ, các môn đệ, các nhà truyền giáo. Chúng ta sẽ phải ý thức về định hướng này để định phân ơn gọi. Thiên Chúa giao phó cho một sứ mạng, và dòng Đức Mẹ Lên Trời thực hiện sứ mạng này với những Hội dòng khác. Tiếng gọi luôn luôn kêu mời thực thi một sứ mạng, một điều tốt đẹp hay cứu độ một dân tộc. Khi Thiên Chúa nói với chúng ta, ngài chất vấn chúng ta. Ngài khích lệ con người để họ đáp trả lại một cách tự do. Những câu chuyện về ơn gọi trong Thánh Kinh, Cửu Ước cũng như Tân Ước minh hoạ thái độ này của Thiên Chúa trong việc nâng đỡ sự tự do. Thiên Chúa đi vào trong cuộc đối thoại với nhân loại và Ngài muốn rằng chúng ta là những cộng tác viên của Giao Ước.
“Thiên Chúa nói với cộng tác viên, ngài kêu gọi họ đến trước ngài, muốn họ có khẳ năng lắng nghe và đáp trả. Do đó trong tất cả bản văn Thánh Kinh có thể được trình bày và đọc như là câu chuyện về ơn gọi, tiếng gọi đến với mọi người hay cho dân của Thiên Chúa, rộng lớn hơn nữa là cho toàn thể nhân loại”[3]
Trong cuộc sống vẫn còn có đó những lời mời gọi mà một số người thì đáp trả và một số khác thì thinh lặng. Đôi khi, tiếng gọi gợi lên một nỗi sợ hại và lúc khác thì mang lại niềm hy vọng. Nhưng cuộc sống của chúng ta sẽ không triển nở nếu không biết đáp trả và “ngay không chọn lựa là một cách chọn lựa điên khùng”[4]. Chúng ta, tu sĩ, giáo dân thành viên của Giao Ước dòng Đức Mẹ Lên Trời, chúng ta đã lắng nghe lúc nào đó lời mời gọi: “Con muốn theo ta không? Con muốn dấn thân không? và chúng ta đã đáp trả. Tiếng gọi là trung tâm của sự hiện hữu, nhưng nó được thể hiện nhiều cách thể khác nhau: “Quả thật từ “ơn gọi” có thể hiểu theo nghĩa rộng là một tiếng gọi của Thiên Chúa. Ơn gọi ấy bao gồm tiếng gọi đi vào hiện hữu, tiếng mời gọi sống tình bạn với Ngài, tiếng gọi nên thánh, v.v. Điều đó thật quan trọng, vì nó đặt đời sống của chúng ta trước tôn nhan Chúa, Đấng yêu thương chúng ta, và cho chúng ta hiểu rằng không có gì phát sinh bởi sự hỗn mang vô nghĩa, nhưng mà mọi sự đều ở trên con đường đáp lại tiếng Chúa, Ngài có một kế hoạch tuyệt vời cho chúng ta.”[5]
2. Tiếng gọi trung tâm của đời sống Kitô hữu
Trong lá thư này, tôi sẽ ưu tiên xác định ba tiếng gọi đến từ Thiên Chúa: tiếng gọi cho nhân loại, rồi đến tiếng gọi để nên thánh và cuối cùng là tiếng gọi đặc biệt đối với đời sống tu.
Ơn gọi làm người
Do ý muốn tốt lành của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi tới hiện hữu. Tiếng gọi đầu tiên được thực hiện trong việc tạo dựng chúng ta. Nếu chúng ta hiện hữu, đó là do ơn gọi. Ơn gọi làm người là đầu tiên trong tất cả các ơn gọi vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta theo hình ảnh giống Ngài. Sự tự do đã được ban, cho phép chúng ta bước đi trên nẻo đường dẫn chúng ta về Quê hương yêu dấu.
Tất cả chúng ta được mời gọi tới sống trong thế giới này và sự hiện hữu của chúng ta được đánh dấu bằng những tiếng gọi khác nhau hầu lớn lên cùng nhân loại. Chúng ta liên đới với điều kiện chung và ơn gọi đầu tiên là trở nên những con người. Tôi muốn trích ra đây câu nói của cha Francois Varillon nhắc nhở chúng ta rằng “Thiên Chúa thần linh hoá điều mà chúng ta nhân vị hoá”[6]. Sứ mạng của chúng ta là trở nên con người. Điều quan trọng là chính mình lớn lên theo con đường của mình. Đức thánh cha Phanxicô nói điều này một cách rõ ràng rằng: “Để thực hiện ơn gọi riêng của mình, chúng ta cần phải phát huy, đẩy mạnh và làm tăng triển tất cả những gì là chính mình. Đây không phải là phát minh, là sáng tạo con người mình một cách tự phát từ con số không, nhưng là khám phá chính mình trong ánh sáng của Chúa và làm cho đời sống mình sinh hoa kết quả”[7].
Như cha mẹ chú ý đến sự tăng trưởng của con mình, chúng ta phải chú tâm theo dọi mỗi người, mỗi thành viên của cộng đoàn có thể tìm thấy vị trí của mình. Không có một vị trí được đánh dầu vĩnh viễn, nhưng có một nơi mà ở đó mỗi thành viên sẽ có thể thực hiện trong tự do và trung tín của tiếng gọi đã được lắng nghe. Đó chính là việc thực hành tế nhị mà khởi đầu được hình thành bằng sự lắng nghe cá nhân, cũng như lắng nghe Chúa Thánh Linh. Lời Chúa như là người đối thoại đầu tiên để chúng ta tự khám phá ra con đường.
Ơn gọi Kitô hữu: Tiếng gọi nên thánh
“Cần phải luôn luôn nhớ rằng ơn gọi đầu tiên và quan trọng nhất là ơn gọi của bí tích Thanh tẩy.”[8]
Khởi đi từ nhân loại tính chúng ta, Thiên Chúa đề nghị chúng ta trở nên những người con của Ngài trong Đức Giêsu. Như thánh sử Gioan nói điều này: “Tất cả những ai đón nhận Ngài, Ngài cho họ quyền làm con Thiên Chúa, và họ sẽ tin vào danh của Ngài” (Ga1,12). Bí tích Rửa tội tháp nhập chúng ta vào cộng đoàn của những người tin và làm cho chúng ta thành những chi thể của Thân thể Đức Kitô. Sự nên thánh là điểm đến của đời sống chúng ta và không một ai được miễn trừ. “Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bằng cách sống đời mình với tình yêu và bằng cách làm chứng trong mọi việc mình làm, ở bất cứ nơi nào mình sống” (Gaudete et exsultate – Vui mừng và hân hoan, số 14).
Đức thánh cha Phanxicô nhắc nhỡ chúng ta một cách mạnh mẽ rằng nên thánh là ơn gọi chung cho tất cả mọi người, nó không dành riêng cho những người được nhìn nhận một cách xứng đáng bởi Giáo hội và nhìn nhận cử hành trên các bàn thờ. “Chúa Thánh Thần đổ tràn sự thánh thiện khắp nơi, trong dân thánh của Thiên Chúa”, “vì thiện ý của Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu rỗi loài người cách riêng lẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn qui tụ họ thành một dân tộc để họ nhận biết chính Ngài trong chân lý, và phụng sự Ngài trong thánh thiện” (Lumen gentium, số 9)[9].
Đức Giêsu là con đường và chúng ta bước trên con đường đó để đạt tới sự thánh thiện. Tôi tin rằng các tu sĩ phải đặt để trọng tâm ơn gọi của mình cho tiếng gọi đầu tiên là phổ quát, tiếng gọi nên thánh. Chúng ta không phải thuộc về những người ưu tú để trở thành những người thánh hiến; người ưu tú cũng chi phối vào điều kiện chung. Ngược lại, những đòi hỏi trở nên khắt khe hơn và chúng ta phải lắng nghe tiếng gọi của Đức Kitô: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy”. (Mt 7,13-14). Thánh Augustinô yêu thích nói về điều kiện con người chúng ta như là cuộc hành hương. Chúng ta đang trên đường và chúng ta hướng tới Vương quốc Thiên Chúa, Quê hương yêu dấu. Tất cả chúng ta là lữ khách, hiểu theo nghĩa gốc của nó là những khách ngoại kiều. Quê hương yêu dấu của chúng ta không phải ở đây. Sự chọn lựa không nhất thiết phải là cả hai con đường, nó được làm nên giữa con đường và lối rẽ, “nghĩa là bước khởi đầu đối với ai không trên con đường, và tiến bước vào cuộc phiêu lưu mà không biết sẽ đi về đâu”[10]. Trong một thế giới mà hình như mất đi ý nghĩa đích thực, thật là tốt khi chúng ta nhắc lại ơn gọi phổ quát nên thánh được dành cho mỗi người trên hành trình mở ra với cuộc sống viên mãn. Nên thánh được dành cho tất cả mọi người không phải là một sự ảo tưởng, nó là hoa trái trong mối tương quan Phụ tử thần linh.
Đức Mẹ Lên Trời có tham vọng cộng tác trong việc nên thánh cá nhân của mỗi người. Đó là sự đóng góp của chúng ta vào sự hiện trị Nước Thiên Chúa.
Những ơn gọi đặc biệt: Bước đi với Đức Giêsu
Công đồng Vaticanô II đã ghi nhận “một sự đa dạng về những hồng ân phẩm trật và đoàn sủng”, sự đa dạng về ơn gọi và chức năng hiện có cho Giáo hội và cho việc loan báo về Triều đại Thiên Chúa. Những ơn gọi đặc biệt là sự chọn lựa cá nhân để đáp trả cho tiếng gọi duy nhất. Tầm quan trọng là việc đồng hành bước đi với Đức Giêsu. Lộ trình đi theo Đức Kitô “đặt để một số tiêu chuẩn cần đạt tới, mang trên mình những điều kiện về đời sống căn bản nhất của chúng ta, nhất là mối tương quan mà chúng ta gắn bó nơi của cả vật chất với những người thân thuộc hay xa lạ: hành trình các môn đệ phải
rời khỏi nhà, anh chị em, cha mẹ, con cái, quê hương và việc làm”.[11] Giáo hội, Thân thể Đức Kitô, cần sự đa dạng về thừa tác vụ cho sự triển nở của Giáo hội và cũng như sự phong phú về những đặc sủng để diễn tả sự hiện diện của Triều đại Thiên Chúa ở trần gian. Ơn gọi thánh hiến định vị trong phạm vi đoàn sủng. Chính vì điều đó mà chúng ta phải thân trọng đối với những ai đặt ưu tiên cho tiếng gọi thánh chức trong sự lựa chọn cho đời sống thánh hiến. Những thừa tác viên được truyền chức không thể so sách được với đời sống thánh hiến, nhưng họ có mối liên hệ với tiếng gọi đặc biệt thánh chức phẩm trật. Vả lại, đời tu chính yếu không phải là phẩm trật, nó là “tưởng niệm giá trị Tin Mừng của Giáo hội”, như Jean-Claude Guy nói rõ điều này. Đức Mẹ Lên Trời, Hội dòng giáo sĩ, không phủ nhận nguồn gốc đặc sủng của mình. Hội dòng bắt nguồn từ sự say mê cho Triều đại Thiên Chúa mà Chúa Thánh đã gợi lên trong tâm hồn của cha Emmanuel d’Alzon. Đời tu là sự say mê chính yếu của chúng ta. Chúng ta là những chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người và điều này vượt trên việc thực thi thừa tác vụ đặc biệt.
3. Duy trì một văn hóa tiếng gọi
Cộng đoàn tín hữu tăng lên nhờ tiếng gọi. Cần phải đọc lại Sách công vụ tông đồ để thấy được rằng qua lời chứng của mình, các môn đệ tiên khởi đã khơi dậy nhiều người đến nhận bí tích Rửa Tội. Ngày nay, điều cần thiết là tìm lại và phát triển một văn hoá tiếng gọi. Thế giới không hiển nhiên là toàn bộ Kitô hữu nữa, việc gặp gỡ với Đức Kitô sẽ được thực hiện thông qua việc gặp gỡ với những ai đặt đức tin của mình vào nơi Thiên Chúa. Văn hoá tiếng gọi được mở ra cho tất cả các ơn gọi không có loại trừ. Thật vậy, điều ước mong, mỗi cộng đoàn, mỗi môn đệ, có khẳ năng đề nghị mở rộng về các ơn gọi Kitô hữu. Ơn gọi bí tích Rửa tội, ơn gọi hôn nhân, những ơn gọi đặt biệt thừa tác vụ và đời sống thánh hiến. Chúng ta cần một sự đổi mới trong mục vụ tiếng gọi của chúng ta, dĩ nhiên phải dựa vào những khuôn mẫu trong Thánh Kinh về ơn gọi. Những khuôn mẫu này cho phép hiểu rõ hơn làm thế nào để Thiên Chúa thiết lập giao ước với một người cộng sự mà Ngài muốn họ tự do và trách nhiệm. Phải chăng chúng ta có thể quá rụt rè để mời gọi? Có thể chúng ta quá nghi ngờ về sự ân cần của Thiên Chúa trong mối bận tâm của chúng ta? Đó phải chăng là thiếu đức tin? Ngày cả những nơi mà ở đó ơn gọi vẫn đông, tôi không chắc rằng ở đó thật sự có “văn hoá ơn gọi”, nghĩa là một sự sẵn sàng thường xuyên, vui vẻ để góp phần vào sự triển nở của ơn gọi. Đôi khi có sự nghi ngờ về ơn gọi riêng của mình mà khiến chúng ta có sự do dự về việc chất vấn dành cho các bạn trẻ. Trong trường hợp khác, đó là sự xác tín rằng việc chất vấn chỉ dành duy nhất cho Thiên Chúa. Hay còn là, chính sự sợ hãi đi đến chống lại sự tự do bằng cách làm ra những đề nghị rõ ràng…Trong những nước phong phú về ơn gọi, có phải chúng ta có những người say mê cho sứ vụ ơn gọi? Trong những nước đã bị tục hoá, chúng ta còn mạnh dạn có những đề nghi này hay không? “Giữa những người được gọi một cách quá chắc chắn và kiên quyết, và những người không phát ra một tín hiệu nào, người đó phải tìm ra nơi đây một chổ đứng đúng đắn”[12].
Chúng ta hãy lắng nghe lời mời gọi của Đức thánh cha Phanxicô: “Nếu chúng ta xác tín rằng Chúa Thánh Thần vẫn khơi dậy những ơn gọi linh mục và tu sĩ, chúng ta có thể một lần nữa nhân danh Chúa mà hoàn toàn tin tưởng “thả lưới”. Chúng ta có thể dám, và chúng ta phải làm điều này: bảo mỗi người trẻ hãy tự hỏi xem mình có thể đi theo con đường ấy không”[13].
Một cách căn bản thi tu sĩ dấn thân trong mục vụ ơn gọi – và tất cả chúng ta, dù là cấp bậc nào điều được nối kết đến sứ vụ này – là người đưa đò (passeur) mà không phải là người tuyển dụng. Tôi giải thích tiếp, nghĩa là không đề cập đến một sứ vụ tự định giá những kết quả giống như một trường học, đem so sánh với bảng kết quả của người đi săn; mà đề cập đến điều gì đó sâu xa và căn bản hơn, đó chính là đời sống trong Chúa Thánh Thần. Đức Kitô là con đường và Ngài đảm nhận sứ vụ chỉ cho chúng ta ở đâu có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Chúng ta cho phép con người tìm thấy lối đi bởi vì chính chúng ta tiến bước trên con đường đó.
Cách diễn tả “mục vụ ơn gọi” nghĩa là gì, nếu không là hệ quả đi đến với những con người khác nhau để dẫn họ bước theo Đức Giêsu? Chúng ta không được phân loại tiếng gọi của Chúa bằng sự đo lường theo các tiêu chí của con người, vì chúng ta thường tuyển lựa những con người giống chúng ta theo nghĩa là đức tính tốt và xấu. Chúng ta hãy luôn dành sự bất ngờ cho sáng kiến của Thiên Chúa gọi ai Ngài muốn, khi Ngài muốn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta bỏ qua sự phân định, nhưng ngược lại.
Đối với chúng ta, những tu sĩ Đức Mẹ Lên Trời, mà hình như đối với tôi, điều quan trọng là nhắc lại rằng chúng ta sẽ không có ơn gọi nếu trước tiên chúng ta không tin vào ơn gọi đặc biệt của chúng ta. Cha Timothy Radcliffe, trong một cuộc phỏng vấn đã trả lời câu hỏi “làm thế nào để khơi gợi ơn gọi”. Ngài đã trả lời như thế này: “đòi hỏi cấp bách đầu tiên là tin vào đời tu, quan trọng hơn nữa là phải lội ngược dòng với các giá trị trong thời đại chúng ta. Điều thứ hai là chúng ta phải cấm đề nghị cho một bạn trẻ đến với Hội dòng chúng ta, đơn giản chỉ để đảm bảo sự tồn tại cho Hội dòng. Đó không phải là lý do ngon lành. Chúng ta phải mạnh dạn nói với bạn trẻ: “Tại sao bạn không muốn trở thành một tu sĩ Đa Minh?”. Nhưng điều này không phải giống như tuyển lựa một nhân viên mà là mời gọi ai đó tìm lại ơn gọi của mình. Có thể bạn trẻ sẽ trở thành tu sĩ Đa Minh, có thể là không: quan trọng là bạn trẻ khám phá ra điều gì Chúa kêu gọi họ”[14]
Chúng ta có thể thay thế “Đa Minh” thành “Đức Mẹ Lên Trời” và chúng ta có một định hướng cho mục vụ ơn gọi. Trước tiên tin vào ơn gọi riêng của chúng ta. Dĩ nhiên, điều này không dễ dàng cho tất cả. Nhưng cũng không sợ hãi chất vấn những bạn trẻ mà bây giờ chúng ta tin hoàn toàn vào sự tự do và khẳ năng chọn lưa của họ trên con đường mà họ sẽ hạnh phúc.
4. Những khuôn mặt định hình
Người trẻ tự đặt những câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống của mình, họ cần “những khuôn mặt định hình”, nghĩa là người trẻ cần đối diện với chính mình, với những người nam và người nữ trong đời sống thường nhật, mà họ đã đích thật dấn thân nhằm tròn đầy sự hiện hữu về tính xác đáng của người trẻ. Ai đã không nhận biết trong hành trình của mình có những khuôn mặt nào đó? Tất cả chúng ta có những “người đưa đò” đã giúp chúng ta lớn lên. Tất nhiên, có cha mẹ và những nhà giáo dục, những người khác đã giúp đỡ một cách kín đáo, đánh dấu một cách sâu đậm vào cuộc đời chúng ta. Cá nhân tôi, tôi tạ ơn Chúa đã đặt để trên bước đường của tôi những con người đã cho phép tôi xác định và sống ước muốn đích thực giống họ. Tôi nghĩ đến các sư huynh La San là những nhà giáo dục của tôi thời thơ ấu, tôi nhớ lại người tuyên uý trong trường phô thông trung học của tôi, người biết huấn luyện chúng tôi suy nghĩ một cách tự do, tôi cũng không quên giáo tập của tôi, người đã dạy tôi yêu mến hiến dâng đời tu không sợ hãi cuộc phiêu lưu trong Chúa Thánh Thần, và còn nhiều người khác nữa đã giúp tôi tiến xa trên hành trình ơn gọi và tôi biết ơn họ một cách sâu sắc. “Những khuôn mặt định hình” không phải theo nghĩa hẹp là một khuôn mẫu, nhưng con người vẫn còn đó với những giới hạn của mình, nhưng khuôn mẫu định hình là sự minh hoạ cho ý muốn bắt chước và bước theo Đức Kitô.
Ngày nay, chúng ta ý thức rằng chúng ta được mời gọi trở thành những khuôn mẫu định hình cho phép người trẻ kiếm tìm những điểm tựa để tiến xa hơn trên con đường phân định hay không? Để được điều nay, không nhất thiết chúng ta phải là “như những trẻ nhỏ, bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt khéo dùng mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường. Nhưng, sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Ki-tô vì Người là Đầu” (Ephêsô 4. 14-15).
Người đưa đò, như Christoph Theobald gọi điều đó, cho phép mỗi người “cho đi chính mình “hình thể” theo đời sống của mình; một hình thể duy nhất”[15]. Người đưa đò bảo tồn nguyên vẹn sự tự do căn bản và không muốn tự đặt mình như là khuôn mẫu để bắt chước. Xác định căn tính không phải là một tiến trình biến đổi hình thể thành bản sao để làm cho phù hợp. “Đặc tính đầu tiên của những khuôn mẫu đa dạng này là một cách chính xác“bạn có thể”, mà khuôn mẫu được lắng nghe ở đây và bây giờ, giao tiếp với người khác, thường là bất ngờ, như một năng lực thầm kín của cuộc sống không tự thay thế ”[16]. Nhà giáo dục đích thực là thế.
Tôi ước muốn rằng ở dòng Đức Mẹ Lên Trời, chúng ta có những con người đầy đủ khẳ năng là những người đưa đò, những khuôn mẫu định hình. Tôi nghĩ đến tất cả các thành viên gia đình tu sĩ chúng ta, bao gồm cả giáo dân mà họ cũng có thể dấn thân với sứ mạng này, cho phép những người trẻ hơn tìm thấy những điểm tựa của sự tự do và sự thật trên hành trình của họ. Để trở thành một người đưa đò tốt, điều cần thiết là sống chiều sâu nhất quán giữa điều người ta nói và điều người ta làm. Đôi khi chúng ta thiếu tính đáng tin cậy và tính chính xác, vì khoảng cách quá lớn giữa điều mà chúng ta cho thấy và tham vọng mà chúng ta làm cho Triều đại. Tôi nhấn mạnh để làm rõ hơn suy nghĩ của tôi: Không có khuôn mẫu định hình hay những người đưa đò hoản hảo. Điều kiện con người chúng ta thì hoàn toàn mỏng dòn và dễ bị tổn thương, điều này thể hiện qua những sự bất lực, nhưng khi khoảng cách có sự chênh lệch quá lớn giữa nói và làm, thì nó trở nên không đáng tin. Chúng ta hãy nghĩ đến cuộc khủng hoảng về những vụ ấu dâm với thiếu niên hay trên những người yếu đuối, hay còn là lạm dụng quyền lực. Giáo Hội đã làm cho nhiều tín hữu đánh mất niềm tin bởi sự thiếu nhất quán căn bản này.
II. PHÂN ĐỊNH
Ơn gọi hiện hữu và đa dạng. Nhưng một lần dấn thân trong ơn gọi này rồi thì cần phải có thời gian để phân định. Mỗi khi khám phá con đường mà nơi đó tôi có thể tiến xa và sẽ dẫn tôi đến với Triều đại Thiên Chúa: hôn nhân, thừa tác vụ đặc biệt, thánh hiến đời tu, hay còn những chọn lựa khác. Sự phân định là chia khoá căn bản của việc suy tư cộng đoàn, Giáo hội và cá nhân.
Điều tuyệt vời nên nhớ lại rằng “chủ thể của việc thực hiện phân định liên quan đến mỗi người, và cần phải khẳng định lại rằng không ai có thể thay thế lương tâm cá nhân của mỗi người”[17]. Sai lầm sẽ là thoái thác trách nhiệm của mình và trút bỏ hoàn toàn trách nhiệm vào tay người thứ ba. Hẳn là, sự phân định được ủng hộ, soi sáng bởi sự giúp đỡ của cộng đoàn, của người đồng hành thiêng liêng, việc đọc sách và Lời Chúa, nhưng vẫn còn đó hành động tự do dấn thân cá nhân của mỗi người. Suy nghĩ hiên tại về những lạm dụng quyền bính và quyền hành ngay trong lòng Giáo hội, điều này thì rất đau buồn và nhắc nhỡ chúng ta phải tránh phát sinh những sự lãm dụng và một số lệnh hướng. Sự tự do là điều kiện đầu tiên cho tất các sự phân định.
Phân định, từ này thường xuyên lặp đi lặp lại trong các cộng đoàn và trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Thật là tốt đào sâu từ này để tránh hiểu sai nghĩa.
“Hồng ân phân định mà Thánh Thần ban tặng cho chúng ta trước tiên được hướng tới nhận biết Đức Giêsu với tư cách là Kyrios, Thiên Chúa, với tư cách là Con Thiên Chúa, với Ngài, qua đời sống nhân tính của Ngài, Đấng đã mặc khải cho chúng ta nhận biết Thiên Chúa mà chưa ai thấy bao giờ. Chỉ có nơi sự gắn kết vững chắc, khiêm nhường và vâng phục vào Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, mà chúng ta có thể thực hành hồng ân phân định trong đời sống thường ngày, để chọn lựa một cách chính xác về những thái độ và cách sống.”[18]
- Mỗi người trên hành trình của mình
Hiến chế Lumen Gentium nhắc lại rằng “tất cả các Kitô hữu, dù trong hoàn cảnh hay bậc sống nào, cũng đều được Chúa kêu gọi, để mỗi người mỗi cách, vươn tới sự thánh thiện trọn hảo như chính Chúa Cha là Đấng trọn lành. (số 11). Lấy lại lời này từ Công đồng Vatican II, Đức thánh cha Phanxicô, trong tông huấn Gaudete et Exsultate chỉ rõ: “Điều quan trọng là mỗi tín hữu nhận rõ được con đường riêng của mình, rút ra được những điều tốt nhất của chính mình, những hồng ân cá nhân mà Thiên Chúa đã đặt trong lòng họ (xem 1Cr 12,7), thay vì cố gắng bắt chước vô vọng một điều gì đó không dành cho họ. Tất cả chúng ta đều được mời gọi làm nhân chứng, nhưng có nhiều hình thực để làm nhân chứng.”[19]
Không, không có con đường đặc biệt dành cho tôi hoàn toàn vĩnh viễn. Thiên Chúa làm cho mỗi người trong chúng ta trở thành một cộng tác viên và Ngài yêu thích mỗi người giữ lấy sự tự do trọn vẹn của mình. Chúng ta có thể chọn lựa con đường mà chúng ta đang đi và kiến tạo từng bước đi của mình. Đức tin của chúng ta xác tin rằng Đức Giêsu là Con đường và không có con đường nào khác để đi đến với Chúa Cha. Nhưng chính chúng ta có vai trò để thi hành. Nhưng làm thế nào? Chứng tá về đời sống của chúng ta là hàng đầu. Chúng ta có thể diễn tả niềm vui của chúng ta đã chọn lựa trên con đường bước theo Đức Kitô. Chúng ta cũng có thể chỉ ra rằng mặc dầu có những đòi hỏi của Nước Trời, một con đường tiến triển và triển nở được ban tặng cho mỗi người. Những vấp ngã và yếu đuối luôn có, nhưng Thiên Chúa luôn ở bên chúng ta. Có sự mạo hiểm khi dấn thân, nhưng mạo hiểm này được công chính hoá một cách lớn lao bởi món quà mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua sự trung tín của Ngài.
- Những tiêu chí để phân định
Cũng như chủ thể đầu tiên trong phân định là cá nhân, người đồng hành ơn gọi và những nhà hữu trách của hội dòng được mời gọi lên tiếng một số thời khắc quyết định: chấp nhận vào thỉnh sinh và nhà tập, khấn lần đầu, etc. Dầu vậy vẫn có trách nhiệm lớn để đồng hành với người trẻ để lấy quyết định với tất cả sự hiểu biết.
Điều đầu tiên là duy trì một cách kiên quyết sự khác nhau giữa nội tại và ngoại tại. Sự phân biệt này cho phép tránh lẫn lộn giữa điều cần phải giữ thân mật kín đáo và điều có thể được trao đổi đang diễn ra. Điều liên quan đến việc đồng hành và chạm tới cuộc sống riêng tư của cá nhân như là ấn tín của Bí tích giải tội. Không ai có thể phản bội niềm tin của một người đã được giao phó. Nhưng nó có thể định vị về ngoại tại và khích lệ người được đồng hành, khi người ta có xác tín trong lòng mà người đó không có thể theo đuổi Đức Kitô trong đời tu thì có thể từ chối đời sống tu sĩ.
Tôi liệt kê một số tiêu chuẩn mà tôi cho là quan trọng để giúp rõ ràng hơn cho việc thực hành phân định lành mạnh:[20]
- Say mê Tin Mừng
- Khả năng lắng nghe tiếng gọi của Giáo hội
- Ước muốn đi xa hơn trên con đường chọn lựa
- Con người quảng đại
Với danh sách này tôi sẽ thêm hai điểm phụ mà tôi cho là quan trọng trong thời đại chúng ta và Hội dòng của chúng ta.
- Khả năng thay đổi: dành chổ cho điều chưa biết
“Quả thật, nếu con đường không dành một chổ nào cho sự tự do, cho điều không biết trước, như là sự ngạc nhiên của cuộc gặp gỡ và mới lạ của điều xảy đến, có phải một con đường đích thực là con đường theo Chúa Thánh Thần chăng?”[21]
Khi tôi chuẩn bị luân văn thạc sĩ thần học của tôi, tôi tham dự buổi thuyết trình do cha Xavier Thévenot, nhà luân lý học của Salêsiên hướng dẫn. Tôi đã đặt một câu hỏi về việc đồng hành ơn gọi trong bối cảnh nước Pháp hiện nay, nhằm biết được phẩm chất nào cần thiết hôm nay để dấn thân trong đời tu. Cha Thévenot không chút ngần ngại trả lời cho tôi: “khả năng thay đổi”. Đối với ngài, đời tu không có thể tự xây dựng trên một khuôn mẫu vĩnh cửu suốt cuộc đời con người. Sự tiến triển của xã hội chúng ta, được đánh dấu bởi sự thay đổi nhanh chống và nhiều sự xáo trộn, bắt buộc các tu sĩ phải biết thích nghi không ngừng. Đã không còn thời kỳ mà người ta vào dòng Đức Mẹ Lên Trời, để có thể tưởng tượng mình là giáo sư hay cha xứ suốt cuộc đời.
- Mở ra với mọi người
“Sai lầm của một ơn gọi là phỏng đoán trong việc từ chối đời sống và đóng lại với mọi người. Tất cả ơn gọi, ngay cả khi nó không cuốn hút được với lòng biết ơn và còn ít được biết đến, thì cụ thể hơn, ơn gọi đó vẫn mang lại một sự sống động, quan tâm tới vẻ đẹp của sự tạo dựng và cần mở ra cho mọi người hơn nữa. ”[22]
Trong khi chúng ta càng ngày càng được mời gọi sống sự đa dạng về văn hoá và quốc gia, điều thiết yếu là cần tránh tôn thờ chủ nghĩa dân tộc và thần tượng văn hoá. Tu sĩ Đức Mẹ Lên Trời là một người yêu thích sự đa dạng và không tôn văn hoá của mình một cách quá mức, cũng như những truyền thống của mình như là điểm quy chiếu tuyệt đối.
Tất cả những tính chất này phải được sống với nghĩa tốt lành và trong khả năng phán đoán.
- Thấu hiểu những mỏng dòn
Đôi khi, trước một số mỏng dòn, có vẻ như khó để mà dấn thân. Nơi đây, chúng ta đã phải đương đầu với những vấn đề tế nhị. Những mỏng dòn khó vượt qua nào mà nơi đó ơn gọi đời tu đã không tiên liệu trước? Quy Chế huấn luyện (Ratio Institutionis) cho một số chỉ dẫn hữu ích. Tất nhiên, sự quân bình tâm lý là cần thiết, sức khoẻ tốt là điều ước muốn, nhưng đời sống tình cảm cũng phải được sát nhập trong những cấu trúc đa dạng của nó. Quan trọng là xác định được khả năng bước lên đường bằng cách tránh chủ nghĩa “Pelagiô” như ĐTC Phanxicô nói tới nó:
“Khi có ai đó trong họ nói với những người yếu đuối rằng với ơn Chúa mọi sự đều có thể, tự sâu xa họ thường xuyên có ý hướng rằng tất cả đều có thể làm được nhờ ý chí của con người, như thể ý chí này là một điều gì đó thuần khiết, hoàn hảo, vạn năng sẵn rồi, còn ân sủng chỉ được thêm vào đó thôi. Họ không nhận ra rằng “không phải ai cũng có thể làm được mọi sự”, và trong cuộc đời này, những yếu đuối của con người không được chữa lành một cách dứt khoát bằng ân sủng”.[23]
Đôi khi người ta nghe nói rằng đời tu sẽ là một sự trị liệu. Nó sẽ mang đến một khả năng chữa lành trước một số tật nguyền. Cần phải đứng lên chống lại xác quyết này bằng cách tránh những vật cản về chủ nghĩa tinh hoa. Đời tu không phải được dành cho những siêu nhân, mà trước tiên là liên quan đến tất cả mọi người. Những vật cản này đôi khi không thể vượt qua được. Khủng hoảng về lạm dụng tình dục trẻ em nhắc nhỡ chúng ta một cách mạnh mẽ rằng, lắm lúc chúng ta đã không thân trọng và xem nhẹ khi phải đối diện với một số sai lệnh trên. Nhưng chủ nghĩa tinh hoa cũng là một sai lầm. Thiên Chúa mời gọi ai Ngài muốn, nhưng Ngài yêu cầu chúng ta phân định về những tư cách của mình. Những lối hành xử này thì luôn đa dạng
theo các Hội dòng. Người ta không đặt cùng những đòi hỏi dành cho một bạn trẻ muốn dấn thân trong đời sống truyền giáo như một người cảm thấy được lôi cuốn trong tu viện kín. Những ở đó, chính là sự phân định một cách nghiêm túc để có thể cho phép một người và người đồng hành của họ phân biệt con đường nào đã được dự định để bước đi trong bình an và niềm vui.
Như vậy, sự phân định là điều đâu tiên để có thể nhận ra những giới hạn của mình. Nghĩa là phải đọc tên, định vị và thấu hiểu những giới hạn này. Bao nhiều lần chúng ta viết trong đơn xin khấn hay truyền chức lời xác quyết này: “ý thức được sự giới hạn của mình”, nhưng điều này không được nêu lên! “Việc thiếu biết ơn chân thành, đau đớn và thành khẩn nhìn nhận những giới hạn của mình là cản trợ không cho ân sủng hoạt động trong chúng ta một cách hiệu quả hơn, bởi vì người ta không còn chỗ cho ân sủng thực hiện điều tốt lành tiềm tàng, được hoà nhập trong bước đường chân thành và sự tăng trưởng đích thực”.[24] Quả thật, ân sủng có một đặc tính tiệm tiến và mang tính lịch sử.
- Cha Emmanuel d’Alzon và sự phân định
Đấng Sáng Lập chúng ta thì chú ý tới những phẩm chất con người nơi người trẻ được giới thiệu cho ngài. Ngài đánh giá thái độ thẳng thắn, chân thành, tử tế, nhưng cũng có khả năng làm việc, đơn sơ và ít tính bảo thủ. Cha Emmanuel là nhà giáo dục tốt, ngài cũng biết rằng những phẩm chất khác có thể đạt được nhờ vào việc đào tạo. Cần phải kiên nhẫn và có tính sư phạm. Về chủ đề này, cần đọc lại Hiến Pháp Đầu Tiên Của Dòng Augustinô Đức Mẹ Lên Trời năm 1855-1865. Đặc biệt tất cả điều liên quan tới «những điều cần có để gia nhập Hội Dòng» [25]:
« Những người chịu trách nhiệm tiếp nhận các thỉnh sinh sẽ phải kiểm tra xem họ có tính cách thẳng thắn, cởi mở, quảng đại, khả năng thích nghi, không có quá nhiều điểm dị biệt, có đủ khả năng trong việc học tập; có một sức khỏe tốt, không quá khó khăn trong đời sống cầu nguyện và suy gẫm; đời sống cộng đoàn không có quá nhiều gánh nặng đối với họ; không làm mệt mỏi những người khác bằng những sự đòi hỏi và những ý tưởng tùy hứng; không tìm kiếm đưa vào tinh thần lối sống cá nhân».
Cũng cần có những điều kiện cần thiết để đón nhận ơn gọi và làm triển nở chúng. Tôi lo lắng đặc biệt trước kết quả trong việc huấn luyện ơn gọi. Cha Emmanuel d’Alzon đã cho những hướng dẫn thú vị.
- Tinh thần gia đình
« Sự ảnh hưởng không phải bằng việc áp đặt, nhưng truyền cảm hứng: một điều khó khắn là đối diện với nhiều người. Chính vì thế người ta giới hạn số lượng những em trong tiểu chủng viện. Để uốn nắn chúng, người ta cần đời sống gia đình; anh em hãy thử tìm cho tôi trong đời sống gia đình mà có đến hai trăm, một trăm và thậm chí 50 học sinh. Đến hơn 30 học sinh, điều đó là gần như không thể không dùng đến hình phạt. Tuy nhiên, trong việc đào tạo các tâm hồn như chúng ta mơ ước, các hình phạt nên loại trừ (…) Trên tất cả, điều mà chúng ta muốn thông truyền, chính là cuộc sống và sự sốngthần linh. Thiên Chúa chúng ta nói, Tôi đến để cho họ được sự sống và sống dồi dào».[26]
Tôi lo lắng trước kết quả huấn luyện ơn gọi trong những ngôi nhà đào tạo và phân định của chúng ta. Nhưng làm thế nào, trong khi những tu sĩ sẵn sàng cho việc đào tạo thì rất ít? Tôi không đồng thuẫn «một chủ nghĩa giới hạn ơn gọi », nhưng là trách nhiệm của người cha. Chúng ta phải là những người đồng hành tốt để giúp họ lớn lên trong sự tự do và trách nhiệm. Điều này đòi hỏi thời gian và những hy sinh.
- Niềm vui
Chúng ta biết tiếng gọi của Thánh Phaolô: « Mỗi người hãy cho tùy theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương » (2 Cr 9, 7). Đấng Sáng Lập chúng ta nhắc nhở rằng, niềm vui là một dấu chỉ của ơn gọi : «Một niềm vui lớn, bởi vì chúng ta tiến bước hướng về Quê hương yêu dấu, chúng ta tiến bước hướng về Cha chúng ta, chúng ta tiến bước hướng về Thiên Chúa »[27].
Nhưng Cha Sáng Lập chúng ta cũng bận tâm về việc chuẩn bị cho những tu sĩ với việc phân định. Ngài đưa ra những chỉ dẫn thực hành xác đáng. Đây là một vài chỉ dẫn:
« Chúng ta cố gắng hiểu với sự nhiệt thành và cẩn trọng nào mà chúng ta phải tìm kiếm, chuẩn bị, cuối cùng là chọn lựa ơn gọi tu sĩ. Chúng ta tìm kiếm ơn gọi tu sĩ ở bên ngoài Tập viện, chúng ta chuẩn bị cho họ trong thời gian Tập viện, chúng ta chọn họ vào cuối năm tập. (…) cần phải thực hiện những việc lựa chọn tốt, và với sứ mạng này, chúng ta phải cảnh giác, thận trọng và trong tinh thần đức tin »[28].
Truyền thống Augustinô trong phân định
Nếu việc phân định theo thánh Inhaxiô là một kho báu quý giá trong đời sống Giáo hội, thì vẫn còn đó sự thật về truyền thống tu sĩ Đức Mẹ Lên Trời của chúng ta, mà chúng ta có thể dựa trên di sản này. Đó không phải là thay thế truyền thống này bởi truyền thống kia -Inhaxiô bởi Augustinô -, nhưng đó là hưởng nhờ của sự soi sáng của Giám mục thành Hippone, ngài cũng đã thực hành nghệ thuật phân định để tìm thấy con đường và đáp trả tiếng gọi.[29]
- Noverim me, noverim te: Xin cho con biết con và biết Chúa!
Thánh Augustinô đã lầm lạc trong một thời gian dài trước khi tìm thấy sự bình an cá nhân của mình. Cuốn Tự Thuật giúp khám phá lại một cách rõ ràng hành trình của ngài để đạt tới sự bình an. Nhiều lần, Thánh Augustinô nói rằng con người của ngài đã trở nên “một câu hỏi rộng lớn” đối với chính ngài. Ngài hiểu rằng trái tim của ngài đã trãi qua những chuyển động trái ngược mà làm cho ngài đôi lúc hướng về điều tốt, có khi ngã về sự dữ. Việc thực hiện quyết định đúng đắn của ngài trở nên khó khăn bởi sự đối kháng, sự xung đột này có nguồn gốc trong trái tim con người. Phân định theo Augustinô dựa trên sự hiểu biết về chính mình và Thiên Chúa. Điều này không thể thiếu điều kia. Để có sự phân định này, cần phải tái sinh trong tương quan đích thực với Thiên Chúa; cần phải có một trái tim hướng về Ngài. Sự vắng bóng Thiên Chúa cũng dẫn đến việc không hiểu biết chính mình.
- Cuộc chiến của hai ước muốn
“Vì thế hai ước muốn trong con, một cũ và một mới, ước muốn cũ là xác thịt, ước muốn mới là thiêng liêng, hai ước muốn này luôn có sự xung khắc; và sự đối kháng của hai ước muốn này làm cho tâm hồn con bị dằng co.”[30]
“Cái tôi” bị xé nát do tội lỗi. Cuộc chiến của con người được thực hiện với sự trợ giúp của Thiên Chúa và ân sủng của Chúa Thánh Thần để tái tìm thấy con đường tự do đích thật. Một tiến trình sám hối cho phép con người ra khỏi hoàn cảnh khó khăn và tìm lại thấy con đường tự do đích thật này. “Lạy Chúa, từng chút một, Ngài tạo và đặt để trái tim con với một bàn tay dịu dàng và đầy lòng thương xót”.[31]
Thời gian là cần thiết cho việc phân định. Thời gian không chỉ cho phép con người ý thức về thời gian tính của mình, và không ở lại giai đoạn sơ sinh, lúc đó người ta nghĩ rằng, tất cả có thể ngay lập mà không có suy gẫm, nhưng thời gian cũng làm cho chúng ta trở thành những cộng tác viên trong công trình của Thiên Chúa nơi chúng ta. Như vậy, phải ý thức về tầm quan trọng của thời gian tính và cần làm cho thời gian đó trở nên một điều hữu ích cho việc phân định. Cần phải biết lấy quyết định khi thời gian đến và không trì hoãn thời điểm quyết định một cách vô thời hạn.
- Giáo dục lương tâm
Để phân định, cần phải học cách nhìn rõ ràng và điều này cũng đòi hỏi một sự hiểu biết đúng về chính mình. Cũng học cách nhìn bản thân như người ta là trong sự thật mà không tự mãn, nhưng cũng không phóng đại những lỗi lầm của mình.
“Nhưng lạy Chúa, (…) Ngài làm cho con quay hướng về chính mình, bằng cách kéo con thoát khỏi phía sau lưng con, nơi đó con đã ẩn náu để khỏi phải nhìn thấy chính con; và Ngài đặt con đối diện với chính mình, để làm cho con nhận thấy con xấu xa biết dường nào, con sai lầm và bẩn thỉu, nhơ nhớp và lở loét dường bao. Con đã nhìn thấy con và con sợ hãi; nhưng nơi nào để con trốn chạy xa con. (…) Ngài đặt con trước chính mình, Ngài nhấn dìm hình ảnh của con trong đôi mắt con, để con nhận ra tội lỗi mình và chê ghét lỗi lầm đó”.[32]
Chúng ta được mời gọi không được chạy trốn khi đối diện với chính mình. Mục đích của hướng đi này là chấp nhận chúng ta như chúng ta là, không tự mãn, nhưng không tuyệt vọng. Tất cả điều góp phần xây dựng sự hợp nhất nội tâm của mình. Thánh Augustinô đào sâu việc khám phá chính bản thân và song song, ngài cũng sẽ khám phá Thiên Chúa.
- Tiếng gọi cá nhân và Giáo hội
“Chủ thể thực hiện sự phân định liên quan tới mỗi cá nhân, và cần tái khẳng định rằng không một ai có thể thay thế lương tâm cá nhân của mỗi người”.[33] Đối với Augustinô, có sự cần thiết với việc lắng nghe Vị Thầy nội tâm, Đức Kitô, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần những trung gian của Giaó hội. Sự phân định thì mang tính cách cá nhân, nhưng Thiên Chúa cũng làm cho người đó nghe tiếng nói của Ngài qua những người khác. Jean-Louis Chrétien đã tóm tắt tốt điều này:
“Tiếng gọi là trực tiếp, bởi vì nó đến với chính tôi bằng cách thức không thể thay thế, và tuy vậy, tiếng gọi cũng là gián tiếp, bởi vì nó đến với tôi luôn luôn qua và trong thế giới, qua những sự kiện xảy đến và qua tiếng nói của những người khác. Chính việc loan truyền Lời Chúa cũng phụ thuộc vào lời của con người, Thiên Chúa chỉ nói bằng cách cho Lời, Ngài chỉ nói trong khi làm cho con người nói, và không phải bằng cách bắt họ im lặng”.[34]
Thánh Augustinô, trong khi khám phá lại tiếng nói nội tâm, ngài sẽ chiến đấu cho một sự phân định đích thật mang chiều kích cộng đoàn. Thiên Chúa nói nhưng Ngài làm cho tiếng nói của Ngài vang vọng trong tất cả mọi người. “Hơn nữa, truyền thống Thánh Augustinô sẽ luôn bị phê bình một cách mạnh mẽ vì những lý do thần học căn bản, đối với quan niệm mang tính trực tiếp, cách thức này cho rằng Thiên Chúa nói một cách trực tiếp nơi tâm hồn trong nội tâm thuần khiết. (…) Cũng như tiếng gọi dẫn chúng ta trở về với sâu kín thiêng liêng của mình, thì ở trong thế giới mà có tiếng gọi vang vọng cho con người tội lỗi. Không một tư tưởng Kitô giáo nào có thể ưu tiên cho tiếng nói nội tâm so với tiếng đồng thanh của những chứng nhân Thiên Chúa: đó sẽ là thay thế “mặc khải” tư và đơn độc nơi Mặc Khải nền tảng của Giáo hội. Để loan báo Đức Kitô, cần phải có tiếng, “tiếng của người kêu trong sa mạc”, tiếng của Gioan Tẩy giả. Tiếng gọi muốn tiếng kêu của chúng ta để truyền tải tiếng gọi cho những người khác, và như vậy tiếng gọi được lắng nghe”.[35] Một cách tiệm tiến, “những tiếng kêu sẽ mất dần trong tương lai và Ngôi Lời lớn lên”[36], việc phân định mang tính chất cộng đoàn được thực hiện và sự đồng thuận này được thiết lập trong Giáo hội.
Quyết định và chọn lựa
Vào đúng lúc, cần phải quyết định. Sự chọn lựa chỉ có thể thực hiện trong tự do mà không bị áp đặt, nhưng nó cũng được thực hiện trong niềm tin và hy vọng. Không bao giờ có một ai hoàn toàn chắc chắn cho một chọn lựa tốt, nhưng không có sự quyết định dựa trên trách nhiệm, thì không có nhân bản. Vì không chọn lựa, chính là còn chọn lựa. Nhưng một lần đã lấy quyết định, cần phải sống quyết định này và tiếp tục bước đi trên con đường đã chọn.
« Quyết định không phải là dấn thân, cũng không phải là bắt buộc : vì vậy quyết định là chắc chắn, một quyết định không mang hình thức bắt buộc, tuy nhiên, cần phải có hành động rõ ràng, cụ thể, qua hành động này tôi dấn thân thực hiện điều mà tôi đã quyết định ».[37]
Trong Kitô giáo, hành động mà thông qua nó tôi dấn thân thì được gọi là lời khấn, các lời khấn hoặc còn được gọi là hôn ước. Chiều dài của con đường trãi qua trong sự phân định phải có khả năng dẫn đến quyết định. Chon lựa là cần thiết. Chúng ta biết tất cả những người không quyết định được, thì không thể tự quyết định. Khi đó cần giúp họ nhìn ra hướng khác ngoài đời sống tu trì. Nghệ thuật đồng hành là một sự quân bình tinh tế phải có để bảo toàn sự tự do, nhưng cũng để sự tự do này được thực hiện. Không chọn lựa, đó có phải là một sự tự do địch thực không? Không quyết định là giết chết sự tự do. Khi đã lấy quyết định rồi phải tiến xa hơn trong lời khấn dòng, lúc đó cần phải giúp đỡ họ chuẩn bị tuyên khấn. Dấn thân trở nên điều có thể.
III. ĐỒNG HÀNH VÀ ƠN GỌI
- Một vài chiều kích trong đào tạo ơn gọi
Từ nhiều thập niên, Hội Dòng có một Bản Quy Chế đào tạo – Ratio Institutionis. Bản đầu tiên được thực hiện vào năm 1987, bản thứ hai được thực hiện vào năm 2005, và cuối cùng, bản hoàn chỉnh được chấp nhận vào năm 2017, lúc Tổng Tu Nghị lần thứ 33. Tài liệu căn bản này mà tất cả anh em phải biết. Tài liệu này cho phép phát triển say mê Triều Đại Thiên Chúa. Nó không chỉ liên quan tới nhữn « người trẻ trong thời gian đào tạo », nhưng cũng liên quan tới tất cả tu sĩ vì tất cả chúng ta được mời gọi tự định hình trong suốt đời tu của chúng ta.
Nơi Dòng Đức Mẹ Lên Trời, khi nói về đào tạo, trong từ này, chúng ta hiểu về nhiều nghĩa bổ sung thực tế. Chúng ta biết rằng việc đào tạo hàn lâm hay tri thức, tất cả thì quan trọng như nó là, nhưng chỉ việc đào tạo này thì không tổng hợp hết được các khía cạnh đào tạo của tu sĩ Đức Mẹ Lên Trời. Chúng ta biết rằng cần phải thúc đẩy sự triển nở hài hòa của tu sĩ và sự tăng trưởng này đặt trên ba cột trụ chính yếu: đào tạo thiêng liêng, đào tạo tri thức và đào tạo mục vụ. Toàn bộ phải được sống trong một môi trường mang tính cộng đoàn, môi trường này khơi dậy sự thăng tiến toàn diện con người. Được đào tạo chính là được đồng hành bởi những anh em trên con đường nên thánh. Việc đào tạo ở dòng Đức Mẹ Lên Trời thì lâu dài và đòi hỏi. Nhưng đối với ai chấp nhận trãi qua tiến trình đào tạo, tự do và niềm vui luôn được gặp gỡ. Chúng ta cần những người đặc trách đào tạo có kinh nghiệm, những anh em chấp nhận dành thời gian cho sự triển nở của những người trẻ. Sứ mạng này thì đỏi hỏi, nhưng thú vị, nếu sứ mạng được sống trong niềm tin vào Chúa Thánh Thần. Tôi chỉ dùng vài yếu tố đã được trình bày trong bản Quy Chế Ratio, nhưng những phương diện này đối với tôi thì rất quan trọng để phát triển tiếng gọi đời sống thánh hiến trong phạm vi của nó.
- Đào tạo lương tâm
« Đào tạo lương tâm là hành trình trãi dài suốt đời sống, nơi đây người ta học cách nuôi dưỡng cùng những cảm tình như Đức Giêsu Kitô, bằng việc đón nhận những tiêu chuẩn chọn lựa và những ý hướng hoạt động của Ngài .»[38]
Phát triển nội tâm
« Ngày nay, kỷ năng về phân định tái trở nên cần thiết đặc biệt. Thực vậy, cuộc sống hiện tại ban tặng những khả năng hoạt động và phân tán rất lớn, và thế giới trình bày những điều này như thể tất cả chúng thì có giá trị và rất tốt. Tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là những người trẻ, được biểu lộ trao đổi không ngừng. Có thể lướt trên hai hoặc ba màn hình cùng lúc và cùng tương tác trên các địa điểm màn hình khác nhau. Không có sự khôn ngoan phân định, chúng ta có thể dễ trở thành những con rối theo xu hướng hiện tại.»[39]
Trong một thế giới được đánh dấu bởi sự phù du và khả năng nâng lên vô hạn được cho bởi công nghệ, tính nội tâm trở nên khó khăn. Việc phân định chỉ có thể được thực hiện nếu chúng ta tự dừng lại và kiểm tra một cách sáng suốt về đời sống chúng ta.
- Học lắng nghe
Nếu Thiên Chúa gọi, như tất cả chúng ta tin điều đó, chúng ta cần học cách lắng nghe. Thiên Chúa nói qua Kinh Thánh, nhưng Ngài cũng nói qua nhiều trung gian : thiên nhiên, công trình tạo dựng, người anh chị em mà tôi gặp, người đồng hành và cũng qua những sự kiện của thế giới. Thật cần thiết đối với chúng ta về việc tìm lại ý nghĩa của việc lắng nghe, ý nghĩa này thường bị rốn loạn trong thế giới ồn ào của chúng ta, trong khi, Thiên Chúa nói với « một tiếng rất nhỏ nhẹ », như làn gió nhẹ trên núi (Xem Sách Các Vua I. 19, 12).
Các cộng đoàn của chúng ta được mời gọi trở thành những trường học lắng nghe. Trước hết, Lời Chúa được đọc, suy ngẫm, chú giải và cử hành. Nhưng cũng là lắng nghe lẫn nhau trong sự tôn trọng và đảm bảo rằng không ai thiếu Chúa Thánh Thần. Thế giới cũng dạy cho chúng ta nhiều điều nếu chúng ta chú ý tới những sự kiện. Như Emmanuel Mounier đã nói điều này : « sự kiện sẽ là vị thầy nội tâm của chúng ta ». Đôi khi thiếu sự quan tâm dành cho thế giới và tin tức sự kiện của nó. Trong khi đó thể chế của Hội dòng đòi hỏi chúng ta được đầu tư vào truyền thông, thế mà đôi khi, chúng ta ít quan tâm đến những thông tin đang xảy ra trong thế giới. Người kitô hữu nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới qua việc Nhập Thể của Người Con duy nhất của Ngài, để có thể thấu hiểu được ý muốn Thiên Chúa, người kitô hữu biết rằng cần quan tâm đến đời sống của thế giới.
- Đào tạo cho việc phân định
Trong tông huấn Christus vivit – Đức Kitô đang sống, Đức thánh cha Phanxicô dành chương thứ chín cho chủ đề phân định. Trước đó, ngài đã nói về chủ đề này trong Gaudete et exsultate. Hẳn là nguồn gốc Dòng Tên của ngài đã gợi hứng cho ngài chủ đề này, nhưng tôi tin rằng sự nhấn mạnh của Đức thánh cha trước hết phản ảnh niềm xác tín mạnh mẽ của ngài đối với việc đào tạo Kitô hữu. Sự phân định cho phép định hướng cuộc sống của người kitô hữu bằng cách cho một ý nghĩa đích thực.
Khi Hội dòng yêu cầu mỗi tu sĩ có một người đồng hành thiêng, trước hết, muốn cho mỗi tu sĩ có thể phân định ý muốn Thiên Chúa trong đời sống riêng của mình. Việc thực hành này là bắt buộc, bởi vì qua sự đồng hành, tu sĩ có khả năng triển nở tràn đầy ơn gọi của mình. Việc đồng hành là để giúp cho sự phân định. Sự đồng hành đòi hỏi người hướng dẫn cần có một tinh thần lớn về sự tự do và thẳng thắn. Dĩ nhiên, cũng cần đào tạo người đồng hành để chúng ta có những tu sĩ sẵn sàng và năng lực trong lãnh vực quan trọng này. Tôi tin rằng chúng ta phải cố gắng nhiều để đáp ứng, vì dựa theo sự nhận biết của tôi, việc đồng hành thường hay lẫn lộn với Bí tích Hòa giải hoặc nó quá máy móc mà không thực hành việc cởi mở con tim.
- Phát triển những nhân đức nhân bản
Không có sự đào tạo đích thực mà không có mối bận tâm về chiều kích nhân bản được thể hiện qua sự trưởng thành đầy đủ về mặt cảm xúc, tâm lý và xã hội. Sự trưởng thành này được xây dựng trong đời sống và nó thì mỏng dòn, nhưng thời gian trôi qua, chúng ta có thể đạt được một sự quân bình. Đức thánh cha Phanxicô đã nói với các chủng sinh của ngài và những đề nghị của ngài làm sáng tỏ cho chúng ta. Cùng như khi ngài nói về thừa tác vụ linh mục, tôi tin rằng điều mà ngài nói là rất hữu ích cho tất cả những người được thánh hiến.
« Qủa vậy, một linh mục tốt là một người có nhân tính riêng, biết lịch sử riêng của mình, với những sự phong phú và những tổn thương của mình, đã biết cách làm bình an với chính mình, đạt được sự bình thản nội tâm, thuộc về môn đệ của Thiên Chúa. Như vậy, việc đào tạo nhân bản là một sự cần thiết cho những linh mục, để các linh mục học cách không bị thống trị bởi những giới hạn của mình, nhưng hơn thế nữa, để các linh mục học cách thực hiện tốt những khả năng của mình. Một linh mục bình an có thể lan tỏa sự bình an xung quanh
mình, ngay cả trong những lúc khó khăn, vị linh mục này sẽ biết cách truyền tải vẻ đẹp trong tương quan với Thiên Chúa. Ngược lại, thật không bình thường khi một linh mục thường xuyên buồn rầu, nóng giận, hoặc cứng rắn, đó là không tốt và điều này không tốt cho linh mục và cho cả giáo dân của mình.»[40] Quả thực, để phát triển nhân cách của mình bằng cách lấy Đức Kitô làm khuôn mẫu vì Ngài là con người hoàn hảo. Bản Quy Chế Căn Bản Đào Tạo Chức Vụ Tư Tế – Ratio Fundamentanlis Institutionis Sacerdotalis, bản văn của Thượng Hội Đồng cho hàng giáo sĩ (8/12/2016), còn được gọi là « hồng ân ơn gọi linh mục », nhắc nhở mạnh mẽ điều này trong số 93 :
« Một tinh thần thiêng liêng chính trực và hài hòa đòi hỏi một nhân cách có nền tảng. Qủa thế, như thánh Tôma Aquinô nhắc lại điều này, « ân sủng đi trước bản tính tự nhiên », tuy nhiên, ân sủng không thay thế bản tính tự nhiên nhưng ân sủng làm hoàn thiện bản tính tự nhiên. Như vậy, cần phải vun trồng tính khiêm nhường, lòng can đảm, tính thực tế, tấm lòng rộng lượng, nhận định và phân định một cách đúng đắn, lòng bao dung và minh bạch, tình yêu của chân lý và tự tế ».
2. Hoán cải để sống
Ngày nay, hơn ngày qua, xuất hiện một cách cần thiết việc nhấn mạnh khái niệm hoán cải để cho phép mỗi người tiếp tục con đường mà họ sẽ chọn trong bình an và niềm vui. Sự chuyển biến nhanh chóng của đời tu từ sau Công Đồng Vaticanô II làm nảy sinh nhiều câu hỏi mới. Không còn có thể giới thiệu cho những người trẻ mà đến với chúng ta một khuôn mẫu cũ kỷ và lỗi thời trong đời sống tu sĩ hoạt động tông đồ. Cùng như đặc sủng được tiếp tục làm tươi mới đời sống cộng đoàn chúng ta và trái tim của mỗi người, thật tuyệt vời chuẩn bị cho những thay đổi trong lối sống và sứ mạng. Jean-Claude Guy, một tác giả Dòng Tên, trong bài viết 1985, đã xác định ba việc hoán cải cần thiết cho đời sống tu sĩ. Tôi diễn tả theo cách hiểu của tôi.
Hoán cải với sự mỏng dòn
Sau khi đã chuẩn đoán « khủng hoảng đời sống tu sĩ », nên xem xét làm thể nào để trả lời cho sự khủng hoảng này. Chúng ta đã mất đi sức mạnh thuở xưa của chúng ta. Hội dòng chúng ta đã giao trách nhiệm cho giáo dân và những người khác, họ đã bị ruồng bỏ hoàn toàn và một cách dễ dàng. Trong khủng hoảng này, chúng ta học được sự mỏng dòn và cũng khám phá những hình thức vận hành khác. Anh em có biết, tập đoàn báo chí Bayard của chúng ta gồm hơn 1500 nhân viên làm việc thường xuyên và có ít hơn 15 tu sĩ cộng tác đối với sứ vụ này không ? Hiện thực của đời tu phải được nhận biết như là « một thực tại yếu ớt, luôn mỏng dòn và không bao giờ kết thúc ».[41] Đi từ chính nó, sự mỏng dòn dai dẳng và cấu trúc này của đời tu trong thế giới bắt buộc chúng ta ý thức trong việc chuẩn bị những ứng sinh dấn thân vào đời sống tu sĩ Đức Mẹ Lên Trời. Điều cần thiết là đào tạo những tu sĩ trẻ bằng cách nhấn mạnh điều này, ơn gọi là phải đón nhận mỗi ngày như một điều mới mẻ.
« Ứng sinh được giới thiệu, người ta giải thích về « ơn gọi » của họ không được nhận một lần cho tất cả, nhưng ứng sinh phải tiếp tục nhận ơn gọi từ Chúa Thánh Thần xuyên suốt đời sống của mình, và ứng sinh chỉ sẽ nhận ơn gọi đó trong phạm vị nghiêm túc, qua đó ứng sinh cố gắng thực hiện cho tương ứng với những đòi hỏi trong các giai đoạn đào tạo”[42]. Tôi nghĩ rằng sự đòi hỏi này là căn bản để cho phép ngay từ những giai đoạn đầu của ơn gọi, nhằm thực hiện một sự phân định tốt. Nói cách khác, một ứng sinh không có khả năng thay đổi và quá chắc chắn về ơn gọi của mình được nhận thấy như một thực tại bất biến và vĩnh cữu, thì không nên giữ lại ứng sinh này.
Hoán cải với tình huynh đệ
Tôi đã viết một lá thư về chủ đề tình huynh đệ, vì tôi hiểu rằng, như nhiều người giữa chúng ta, chân lý của đời tu chúng ta trải qua đời sống huynh đệ. Không tình huynh đệ, không có Giáo hội, không có đời tu. Lá thư không đề cập đến xác nhận một bài phát biểu nhẹ nhàng về sự tha thứ hoặc hiểu biết lẫn nhau ; hay còn là sự cổ vũ về lòng bao dung, ngay cả điều này là cần thiết. Sự đòi hỏi tình huynh đệ còn lớn hơn nhiều, tình huynh đệ là trung tâm đức tin Kitô giáo vì chúng ta là « những người con trong Người Con Duy Nhất » và điều này làm cho chúng ta trở nên những người anh em, như Origène đã nói. Tha thứ, tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm tha nhân và lòng thương xót là chương trình sống của chúng ta. Khi mà Hội dòng chúng ta trở nên quốc tế hơn, Hội dòng tìm kiếm để sống thực tại này trong mối bận tâm nhằm làm triển nở chiều kích thiêng liêng. Con đường phải bước đi thì dài và chúng ta biết rằng những rào cản đối với tình huynh đệ thì nhiều. Tổng Tu Nghị lần thứ 33 đã yêu cầu chúng ta « nhấn mạnh việc đào tạo tính quốc tế và giao thoa văn hóa ». Tiếng gọi đã được phát đi rất mạnh mẽ : « đó là đi từ giao thoa văn hóa đã có sẵn đến giao thoa văn hóa lựa chọn một cách kiên quyết, để mỗi người có thể ý thức tốt hơn về thực tại lịch sử mà mỗi người dấn thân một cách tròn đầy trong đó ; hầu cho Hội dòng chúng ta có thể thực hiện những lựa chọn cần thiết cho tương lai của mình ».[43] Vả lại, Tổng Tu Nghị đã yêu cầu quan tâm đến việc đào tạo về sự giao thoa văn hóa qua những cuộc hội thảo, nghiên cứu ở ngoài tỉnh dòng, vv.
Tình huynh đệ trong đời tu thì khác biệt so với tình huynh đệ đồng loại qua việc chúng ta được nối kết với nhau, không chỉ vì nhắm tới một chương trình hoàn thành chung với nhau, « nhưng trên hết, qua sự hiện hữu hổ tương một cách đích thực và liên đới để sống. Và người tu sĩ không thực hiện điều đó dựa trên một sự chọn lựa hỗ tương hay một sự chọn lựa bổ sung, việc chọn lựa này loại trừ những ai không thuộc về nhóm có tương quan tự nhiên của mình, nhưng bằng cách đón nhận những người mà Thiên Chúa đã gọi theo cách thức sống này ; và như vậy họ đón nhận nhau như là những người anh em. Tình huynh đệ không phải là lựa chọn nhưng là tiếp nhận, không phải được chọn nhưng là được đón nhận ».[44] Kinh nghiệm cụ thể mà tôi có, khiến cho tôi nói rằng còn có một chặng đường dài bước đi để sống tình huynh đệ giao thoa văn hóa. Tôi đã bị thuyết phục rằng cần đi nhanh hơn và xa hơn trong đào tạo và trong hoán cải này.
Hoán cải với thế giới
Những thế kỷ qua đã phát triển một nền thần học chạy trốn thế giới, la fuga mundi, để chuyên đề hóa đời sống tu như một sự thoát ra khỏi những thực tại về thời gian. Điều này quay trở về với Gioan Tẩy giả và cuộc sống của ngài ở sa mạc. Nhưng đời sống tu không phải là chạy trốn thế giới, đời sống này loan báo về Nước Thiên Chúa đã đến cùng như Triều Đại này hiện diện nơi Đấng đang đến. Ngay cả nguyên lý của đời tu được tìm thấy nguồn gốc của nó trong sứ mạng của Đức Giêsu, Ngài đã nhập thể để cứu độ chúng ta.
Thời gian thì mới mẻ, chúng ta đã nói ở Tổng Tu Nghị, như vậy, những câu trả lời sẽ là mới mẻ. Sự hiện diện của chúng ta trong thế giới phải được đào sâu để có thể trả lời tốt hơn với những tiếng gọi của Chúa Thánh Thần. Chúng ta liên đới với điều kiện con người, và trong khi bước đi bên cạnh đời sống cụ thể của những người bạn nhân loại chúng ta, chúng ta có thể trả lời những khát vọng của họ về một cuộc sống tốt đẹp nhất. Chúng ta đã nói về « lục địa kỹ thuật số », về mối bận tâm để bảo vệ thiên nhiên và những tương quan gần gũi với những người mới nghèo, những người sống ở vùng ngoại biên.v.v. Những nơi thường xuyên lui tới, để học và yêu mến ; vô số việc phải dấn thân để bảo vệ và cứu vớt những tham trạng này. Thực vậy, khi tôi nói về « hoán cải với thế giới », chính là suy nghĩ về sự hội nhập văn hóa của đời tu trong thế giới đương đại. Như cha Pedro Arrupe đã suy nghĩ điều này, hội nhập văn hóa cho phép diễn tả đức tin Kitô giáo trong văn hóa ngày nay và cho phép thực hiện việc tạo dựng mới trong Đức Kitô. Như vậy, chúng ta cần những nhà truyền giáo mới, những người nam và nữ, giáo dân và những tu sĩ có khả năng yêu mến thế giới này một cách mãnh liệt. Đời tu, « nếu không có sự mạnh mẽ của một kinh nghiệm nghiêm túc về thế giới nơi mà đời tu được vun trồng, (…) thì không bao giờ có thể trở nên dấu chỉ Triều Đại của Thiên Chúa đến cho thế giới này. »[45]
Tạm kết
Cuối lá thư này, tôi hy vọng anh em đã cảm nhận và hiểu niềm xác tín sâu thẳm của tôi không ? Tội bị thuyết phục một cách mạnh mẽ rằng Thiên Chúa tiếp tục gọi và Ngài cũng gọi những người tới tham gia với gia đình tu sĩ chúng ta trong đời tu hoặc trong Giao ước Dòng Đức Mẹ Lên Trời. Tôi muốn triển khai đề tài về ơn gọi nhằm chỉ ra rằng không có chúng ta, tiếng gọi của Thiên Chúa thì khó khăn để thế giới nghe được tiếng gọi của Ngài. Ơn gọi, đó là sứ mạng của tất cả mọi người. Mục vụ ơn gọi là cần thiết. Tinh thần vô vị lợi của tu sĩ Đức Mẹ Lên Trời vẫn còn đó, nhưng lòng quảng đại đi đôi với việc táo bạo để kêu gọi. Tôi cảm ơn tất cả những anh em và những người bạn của tôi, bằng cách này hay cách khác, không buông xuôi và vẫn tiếp tục làm việc cho Triều Đại Thiên Chúa, trong khi không sợ chất vấn những người trẻ và những người đứng tuổi để họ tham gia, bước đi với chúng ta. Tôi cảm ơn những người « thả lưới » và lắm lúc sự cố gắng của anh em chưa mang lại nhiều kết quả như lòng mông ước, nhưng an hem vẫn tiếp tục, vì anh em ý thức rằng đó là sứ vụ. Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta và Dòng Đức Mẹ Lên Trời không chấm dứt con đường của mình.
Cuối lá thư này, chúng ta, tu sĩ Đức Mẹ Lên Trời, chúng ta có thể tự chất vấn một cách hợp pháp những câu hỏi về tương lai của chúng ta : ơn gọi nào đối với Dòng Anh em Augustinô Đức Mẹ Lên Trời ? Tương lai nào được mở ra cho chúng ta ? Tôi nhường lời lại cho Jean-Claude Guy, một lịch sử gia về đời tu.
« Một Hội dòng không thể dựa vào sức sống hoặc dựa trên những thành tựu trong quá khứ của mình, nhưng Hội dòng phải sống trong tình trạng thường hằng của ơn gọi, nghĩa là không chắc chắn và sẵn sàng đối diện với tương lai của mình, tương lai của một ơn gọi mà nó không bao giờ kết thúc đón nhận, bởi vì nó không bao giờ kết thúc trả lời với tiếng gọi. »[46]
Cha Benoit GRIERE, a.a. Bề trên tổng quyền
Roma 11 tháng 6 năm 2020 Ngày lễ thánh Biển Đức.
[1]. 1 Xem, bài viết của Jacques NIEUVIARTS, « Lời mời gọi của Thiên Chúa và lời hứa, bước đường dành cho con người » trong Cahiers de vie religieuse, số 194, Mediasèvres, 2018, pp.31 và 53. Tôi linh ứng những suy tư của người anh em ĐMLT của tôi.
[2]. Jacques NIEUVIARTS, art. Cit. pp. 39-40.
[3]. Enzo BIANCHI, Le discernement – Phân định, Fidélité, 2019, p. 84.
[4]. Jean-Louis CHRÉTIEN, Pour reprendre et perdre haleine. Dix méditations bibliques, Bayard, 2009, p.30.
[5]. ĐTC Phanxico, Tông huấn hậu thượng hội đồng giám mục Christus Vivit –
CHÚA KITÔ ĐANG SỐNG, ngày 25 tháng 03 năm 2019, số. 248.
[6]. Francois VARILLON, Niềm vui tin, niềm vui sống, Bayard, 2013, p.46.
[7]. Christus Vivit, số 257.
[8]. Christus Vivit, số 267.
[9]. ĐTC Phanxico, Tông huấn hậu thượng hội đồng giám mục Gaudete et exsultate,
19 tháng 3 năm 2018.
[10]. Jean-Louis CHRÉTIEN, op. cit, p. 35.
[11]. Christoph THEOBALD, Vous avez dit vocation, Bayard, 2010, p.132.
[12]. Thierry ANNE, « Accompagner tout élan vers la plenitude » Christus số 266, tháng 04 năm 2020, tr.85.
[13]. Christus Vivit, số 274.
[14]. Timothy RADCLIFFE, «Je vous appellee amis». Bài phóng vấn với Guillaume Goubert, Cerf, 2014, tr.68.
[15]. Christoph THEOBALD, Vous avez dit vocation ? Bayard, 2010, tr.75.
[16]. Ibid
[17]. Enzo BIANCHI, Le discernement – Phân định, Fidélité, 2019, tr.45.
[18]. Enzo BIANCHI, Le discernement – Phân định, Fidélité, 2019, tr. 25.
[19] Gaudete et Exsultate, số 11.
[20]. Christoph THEOBALD, Vous avez dit vocation ? Bayard, 2010, tr.75.
[21]. Jean-Louis CHRÉTIEN, op.cit, p.36.
[22].Nathalie SARTHOU-LAJUS, « Consentir au risqué de vivre », trong Christus số 266, tháng 4 năm 2020, tr.23-24.
[23]. Nt, số 49.
[25]. Emmanuel d’Alzon, Hiến Pháp Đầu Tiên của Dòng Augustinô Đức Mẹ Lên Trời. 1855-1865, Rome, 1966, pp.45-52.
[26]. Trích bài viết của cha d’Alzon về mục đích và tinh thần của những tiểu chủng viện, 15/10/1875.- Dòng Đức Mẹ Lên Trời, I (1875), p. 173-174.
[27]. Bản văn viết về những điều thiêng liêng, p. 350.
[28]. Bản văn viết về những điều thiêng liêng, p. 261.
[29]. Chúng ta có thể tham chiếu một cách hữu ích với bài viết của Marcel Neush về
« nghệ thuật phân định theo thánh Augustinô », những hành trình của Augustinô, số 30, 2003, p.15-18.
[31]. Tự Thuật, VI, V, 7.
[32]. Tự Thuật, VIII, VII, 16
[33]. Enzo BIANCHI, op.cit., p. 45.
[34]. Jean-Louis CHRETIEN, tiếng gọi và sự đáp trả, Nhà Xuất bản Minuit, 1992, pp. 85-86.
[35]. Ibidem, p. 64.
[36]. Thánh AUGUSTINO, Bài giảng 288.
[37]. Jean-Louis CHRETIEN, “Trong ánh sáng của lời hứa, lời khấn và sự tự do”, trong Triết học có nguy cơ thất hưa, Marc Crépon và Marc de Launay (dir.), Bayard, 2004, p. 38.
[38]. Chistus vivit-Đức Kitô hằng sống, số 281.
[39]. Gaudete et exsultate, số 167.
[40]. Đức Thánh cha Phanxicô, Bài nói chuyện với những người tham dự ở Cuộc Hội Thảo vào dịp kỷ niệm lần thứ 50 của Presbyterorum ordinis et Optatan totitus,
[41]. Jean-Claude GUY, Đời sống tu sĩ, ký ức Tin Mừng của Giaó Hội, Nhà Xuất Bản Centurion, 1987, p. 154.
[42] Ibidem.
[43]. Những Hoạt Động của Tu Nghị Tổng Quyền, 2017, « Rượu mới, bầu da mới. » để mà Đức Kitô nói cho con người hôm nay. Số 47.
[44]. Jean-Claude RUY, op. cit, p. 155.
[45]. Jean-Claude RUY, op. cit, P. 157.
[46]. Jean-Claude GUY, op. cit, p. 154.