Bài Giảng Của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô Trong Ngày Thánh Lễ Năm Thánh Cho Các Tù Nhân

Chia sẻ đến mọi người cùng đọc

imgres(Radio Vatican) Đức thánh cha Phan-xi-cô đã cử thành thánh lễ ngày năm thánh dành cho các tù nhân vào hôm Chúa nhật (6/11/2016) tại Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô. Đức Thánh Cha nói trong Thánh lễ, “bằng cách học hỏi những sai lầm trong quá khứ, chúng ta mở ra một chương mới cho cuộc sống của chúng ta”.

Dưới đây là bài giảng của Đức Thánh Cha:

Lời Chúa hôm nay mang đến cho chúng ta thông điệp của niềm hy vọng. Một trong bảy anh em bị vua Antiochus Epiphanes kết án tử hình nói lên rằng “thà chịu chết do tay người đời mà trông cậy Thiên Chúa sẽ cho sống lại thì hơn”. Những lời này nói lên đức tin của những người đang phải chịu đau khổ và tra tấn nhưng kiên định nhìn vào tương lai. Thông qua đức tin, họ nhìn nhận Thiên Chúa là nguồn hy vọng của họ, và hằng mong ước đạt được một cuộc sống mới.

Trong bài Tin mừng, chúng ta nghe Chúa Giê-su trả lời cho những người thuộc phái Sa-đốc đã thách đố Ngài, rằng “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, những là của kẻ sống. Vì mọi người đều sống cho Thiên Chúa” (Lc 20, 38). Câu trả lời của Chúa Giê-su tiết lộ sự thật rằng Thiên Chúa chỉ mong ước sự sống tất cả con cái của Ngài. Niềm hy vọng được sinh ra trong một cuộc sống mới nếu chúng ta trung thành với những giáo huấn của Thiên Chúa.

Hy vọng là món quà của Thiên Chúa. Nó được đặt trong sâu thẳm mỗi trái tim chúng ta để chiếu sáng cho cuộc sống này. Vì vậy nó thường bị băn khoăn và che phủ bởi những sự buồn phiền và nỗi đau đớn. Chúng ta cần phải nuôi dưỡng gốc rễ của niềm hy vọng để nó có thể đơm hoa kết trái. Chủ yếu bằng sự gần gũi và tình thương của Thiên Chúa dù chúng ta đã gây ra bất cứ sự dữ nào. Không có nơi kín đáo nào trong trái tim của chúng ta mà Thiên Chúa không thể chạm đến bằng tất cả tình yêu thương của Ngài. Bất cứ khi nào chúng ta phạm sai lầm, Thiên Chúa nhân hậu đầy lòng thương xót làm tất cả, hơn cả sự hiện diện, là thức tỉnh sự ăn năn, tha thứ và hòa giải chúng ta.

Hôm nay chúng ta cử hành Thánh lễ của lòng thương xót cho các con và với các con, là những người anh chị em đang bị giam cầm. Lòng thương xót, biểu hiện tình yêu của Thiên Chúa, là điều chúng ta cần suy nghĩ cách sâu sắc hơn. Chắc chắn rằng việc vi phạm luật phurláp cần phải bị trả giá, và việc đánh mất tự do là điều tồi tệ nhất trong khoảng thời gian bị trả giá ấy vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải nhắc nhớ về niềm hy vọng. Trả giá cho những sai lầm chúng ta đã làm là một phần, nhưng còn một phần khác là sức sống của niềm hy vọng thì không thể bị dập tắt bởi bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Trái tim của chúng ta luôn khao khát những sự tốt lành. Chúng ta mang ơn lòng thương xót.

Trong thư gửi tín hữu Rô-ma, thánh Phao-lô tông đồ nói về Thiên Chúa là ‘Thiên Chúa của niềm hy vọng” (15, 13). Thánh Phao-lô dường như muốn nói với chúng ta rằng Thiên Chúa quá hy vọng. Trong khi điều này có vẻ là nghịch lý, nhưng nó là sự thật: Thiên Chúa luôn hy vọng! Như lòng thương xót Ngài hằng ban cho chúng ta. Như hình ảnh người cha trong dụ ngôn luôn giữ niềm hy vọng rằng người con đã đi sai đường lạc lối sẽ trở về (x. Lc 15, 11-32). Thiên Chúa không nghỉ ngơi cho đến khi Ngài tìm thấy con chiên bị lạc mất (x. Lc 15, 5). Vì vậy, nếu Thiên Chúa hy vọng, không ai nên đánh mất niềm hy vọng. Hy vọng là sức mạnh đẩy chúng ta tiến về phía trước, hướng về tương lai và làm thay đổi cuộc sống. Niềm hy vọng là động lực để nhìn vào ngày mai, để tình yêu soi dẫn chúng ta ra khỏi những lỗi lầm và đưa chúng ta đến con đường mới. Thật vậy, sâu thẳm trong trái tim chúng ta, hy vọng là minh chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Lòng thương xót mời gọi ta hướng về phía trước để vượt qua những cám dỗ của sự ác và tội lỗi thông qua đức tin và sự từ bỏ.

Các con thân mến, hôm nay là thánh lễ dành cho các con! Hôm nay, trong ánh nhìn của Thiên Chúa, cha mong ước cho niềm hy vọng sẽ rực lên trong tim các con. Ngày năm thánh luôn mang đến lời loan báo sự tự do (x. Lv 25). Ân sủng của ngày năm thánh hôm nay không phụ thuộc vào việc cha công bố nó, nhưng là nhiệimgres-1m vụ của Giáo hội, một nhiệm vụ mà Giáo hội không thể chối từ, và thật vậy, nó khơi lên trong các con sự khát vọng tự do thật sự. Đôi khi sự đạo đức giả dẫn con người đến việc xem xét các con như là những kẻ bất lương, và nhà tù là câu trả lời duy nhất cho những kẻ ấy. Chúng ta không nghĩ đến khả năng con người có thể thay đổi cuộc đời của họ, chúng ta đặt quá ít sự tin tưởng vào sự trở lại. Theo cách này, chúng ta quên rằng tất cả chúng ta đều là những tội nhân, và hầu hết trong ta không ý thức được điều đó. Và vì vậy, chúng ta cũng là những tù nhân của tội lỗi. Lúc ấy chúng ta nhốt mình trong những thành kiến hoặc trở thành nô lệ cho tư tưởng sai lệch (nhưng lại tưởng như thế là tốt lành, giống như việc tự vẽ ra một Thiên Chúa). Đôi khi chúng ta mắc kẹt trong tư tưởng của chính mình hay tuyệt đối hoá các quy luật của thị trường ngay cả khi chúng ta nhận thấy nó đang đè bẹp lên chính con người. Những lúc như thế chúng ta giam cầm chính mình trong bức tường của chủ nghĩa cá nhân và tính tự mãn, chúng ta vô tình bị tước đoạt đi sự thật và ngăn cản chúng ta trong sự tự do đích thực. Chỉ ngón tay để phán xét những người đã phạm sai lầm không thể trở nên một cái cớ giúp chúng ta che giấu mâu thuẫn bên trong chúng ta.

Chúng ta biết rằng trong ánh nhìn của Thiên Chúa không ai có thể nhìn nhận chính bản thân mình cách đúng đắn (Rm 2, 1-11). Nhưng không ai có thể sống mà không tìm kiếm sự tha thứ! Kẻ trộm cướp bị đóng đinh bên cạnh Chúa Giê-su đã xin ơn tha thứ để được vào nước thiên đàng (x. Lc 23, 43). Vì vậy, không có gì có thể cho phép các con bị giam giữ bởi quá khứ! Thật vậy, ngay cả khi chúng ta ao ước, chúng ta cũng không bao giờ có thể viết lại quá khứ của mình. Nhưng lịch sử bắt đầu từ hôm nay, và hướng về tương lai, vẫn chưa được viết ra, bởi ân sủng của Thiên Chúa và trách nhiệm của các con. Bằng cách học hỏi những sai lầm trong quá khứ, các con có thể mở ra một chương mới cho cuộc đời mình. Đừng bao giờ bị khuất phục bởi suy nghĩ rằng chúng ta không thể được tha thứ. Dù lương tâm của chúng ta có thể cáo buộc chúng ta ít hay nhiều, nhưng Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta và Ngài biết hết mọi sự (x. 1Ga 3, 20). Chúng ta đừng cậy dựa vào bản thân nhưng hãy phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa.

Đức tin, ngay cả khi chỉ nhỏ bé bằng hạt cải, có thể dời từ núi này qua núi kia (x. Mt 17, 20). Đã bao lần sức mạnh của đức tin cho phép chúng ta thốt ra những lời tha thứ trong những hoàn cảnh mà con người không thể tha thứ.  Những người đã phải chịu đựng cảnh bạo lực, lạm dụnurl-1g trong chính mình hay những người thân yêu… Có những vết thương mà chỉ có quyền năng của Thiên Chúa, lòng thương xót của Ngài mới có thể chữa lành. Nhưng khi bạo lực được đáp trả bằng sự tha thứ, ngay cả những tâm hồn của những người đã phạm sai lầm cũng có thể bị chinh phục bởi tình yêu và chiến thắng mọi hình thức của sự ác. Bằng cách này, những nạn nhân đã được Thiên Chúa nâng lên và họ trở nên chứng nhân cho lòng thương xót của Ngài.

Hôm nay, chúng ta tôn kính đức Maria trong bức tượng này, đại diện cho hình ảnh đức Maria ẵm Chúa Giê-su trong tay, cùng với một đoạn xích đã bị đứt: nó tượng trưng cho xiềng xích của nô lệ và tù đày. Ước gì Đức Maria nhìn đến mỗi người chúng ta với tình yêu của Mẹ. Xin Mẹ cầu bầu cho các con, để trái tim các con có thể cảm nhận được sức mạnh của niềm hy vọng cho một cuộc sống mới, một cuộc sống xứng đáng trong sự tự do tuyệt đối và yêu thương phục vụ tha nhân.

D.P., chuyển ngữ