Đức Thánh Cha Phanxicô kêu mời Silicon Valley “hãy nhân từ” trong hội thảoTED

Chia sẻ đến mọi người cùng đọc
Đức Thánh Cha Phanxicô phát biết tại hội nghi TED (Technology, Entertainment and Design) tại Vancouver, Canada 2017.

(TED-Vancouver, Canada – 25/4/2017) Lần đầu tiên một giáo hoàng tham dự hội thảo của giới công nghệ TED (Technology, Entertainment and Design). Hội nghị giới công nghệ – văn hóa TED năm nay được tổ chức ở Vancouver (Canada). Các tham dự viên được mời ngọi thảo luận về chủ đề “The future you” (Bạn ở tương lai).

Thông thường khách mời khai mạc của hội nghị là những gương mặt nổi bật trong giới công ghệ và khoa học nhằm tạo cảm hứng và sáng kiến cho giới nghiên cứu, start-up. Trong công nghệ ít ai nghĩ đến tôn giáo, nhưng lần này giáo hoàng đã xuất hiện trong hội thảo. Từ câu chủ đề của TED lần này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời các tham dự viên hãy suy nghĩ tường tận về việc xây dựng một tương lai liên kết những con người chứ không phải một tương lai của chủ nghĩa cá nhân.

Qua một video chừng 20 phút, từ Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói chuyện với các tham dự viên của Silicon Valley : “Chỉ khi nào hướng dẫn và giúp đỡ con người nhận biết tình đoàn kết đích thực thì chúng ta mới có thể loại trừ ‘văn hóa lãng phí’, nó không chỉ là về lương thực và vật dụng, nhưng trên hết là con người, đó là những con người bị bỏ rơi bên lề đường bởi những hệ thống công nghệ – kinh tế của chúng ta. Các hệ thông này không nghĩ đến con người mà chỉ tập trung vào các sản phẩm.” Ngài nói tiếp : “Tuyệt vời thay nếu những tiến bộ của các sáng kiến khoa học và công nghệ giúp kiến tạo sự công bằng và sự gắn kết hơn trong xa hội !”

Ngài đề nghị một tương lai với những tương quan giữa người với người, gặp gỡ, trao đổi ngay chính trong thế giới đang ngập tràn chủ nghĩa cá nhân. Sự tồn tại của mỗi người đều phụ thuộc vào sự tồn tại của tha nhân : “Tất cả chúng ta đều cần đến nhau.” Vì thế nên phải đưa tay ra để vực dậy những người yếu kém, hèn mọn hơn; phải tái lập lại vị trí trung tâm của con người trong những trật tự ưu tiên để nhân loại tiến triển : “Song song với việc khám phá những hành tinh xa xôi, thì tốt đẹp thay việc tái khám phá những nhu cầu của anh chị em đang ở trong quỹ đạo quanh ta. ”

“Tôi biết là hội thảo TED qui tụ nhiều tinh thần sáng tạo. Và đúng thế, lòng yêu thương [tha nhân] đòi hỏi một thái độ sáng tạo, cụ thể và tinh tế. Những ý nghĩ tốt và các cách giao tiếp đúng mực của chúng ta trong ứng xử để làm dịu lương tâm của mình thôi chưa đủ.” Tiếp đó Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi “hãy nhân từ”, ngài còn hy vọng là những thay đổi không chỉ bắt đầu nơi “những thành phần ưu tú, những người lãnh đạo, những công ty lớn.” Đức Thánh Cha mong muốn tình thân ái không chỉ giới hạn trong những vấn đề “trợ cấp xã hội” nhưng những giá trị cao đẹp đó phải gắn liền với những chọn lựa cụ thể. Ngài nói : “Đúng thế, họ có một trọng trách ‘khổng lồ’. Nhưng trước hết, tương lai ở giữa những bàn tay của con người khi họ nhận thức được người khác là phần tử độc lập và tất cả đều là một thành phần để làm nên ‘chúng ta’. ”

Dẫn chứng Mẹ Têrêxa và câu chuyện người Samaritanô nhân hậu, Đức Thánh Cha đã nêu lên cuộc khủng hoảng di dân : “Chính bản thân tôi cũng đã được sinh ra trong một gia đình di dân ; cha tôi, ông bà của tôi, cũng như nhiều người Italia khác, đã di cư đến Argentina và đã có chung cảnh ngộ của những con người đã bỏ lại mọi thứ để ra đi. Có lẽ tôi đã dễ dàng trở thành một người bị bỏ rơi, lãng quên. Vì thế mà tôi luôn tự vấn trong tận đáy lòng : tại sao là họ mà không phải là tôi ? ”

Ngài nhắc tiếp rằng, “tuy nhiên để trở thành những người chủ động làm điều tốt đẹp thì phải có can đảm. Can đảm để trở thành những người Samaritanô nhân hậu trong thời đại chúng ta: phải biết dừng lại để quan sát tha nhân, giúp đỡ và băng bó những vết thương của họ. Những vết thương đó là hệ quả từ việc đặt tiền bạc vào trung tâm của xã hội thay cho vị trí của con người. Lối tiếp cận này cần một ‘cuộc cách mạng của lòng nhân từ’. Cuộc cách mạng này chính là niềm hy vọng (Đức Cậy) Kitô giáo. ‘Cuộc cách mạng của lòng nhân từ’ chỉ có thể hiện thực hóa khi nhiều [từ]‘bạn’ có khả năng trở nên [một từ]‘chúng ta’, một ‘chúng ta’ của sự đoàn kết và của tình thân ái.

Fr. Anrê Tuấn, tổng hợp