Chúng ta hãy dành một ít thời gian để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này bằng cách dựa vào các dữ liệu Kinh Thánh.
I-Chúa Giêsu bị người Nazareth chối bỏ : Khảo sát tương quan họ hàng và quê hương.
Trước hết là từ câu trả lời của Chúa Giêsu với những người đồng hương Nazareth khi họ không tin nhận Chúa Giêsu. Những trích đoạn này đã cho chúng ta nhìn thấy một hình ảnh về gia cảnh của Chúa : « Một tiên tri thì chỉ bị kinh dễ tại quê quán, gia tộc (έν τοῖς συγγενεῦσιν) và trong nhà mình mà thôi » (Mc 6,4)
Chúng ta hãy so sánh các trích đoạn tương tự trong các Tin Mừng còn lại :
Maccô 6,4 |
Matthiêu 13,57 |
Luca 4,24 |
Gioan 4,44 |
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” |
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi.” |
Người nói tiếp : “Tôi bảo thật các ông : không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình. |
Chính Người đã quả quyết: ngôn sứ không được tôn trọng tại quê hương mình. |
[καὶ |
[καὶ ἐσκανδαλίζοντο |
[εἶπεν δέ·] ἀμὴν λέγω |
[αὐτὸς γὰρ Ἰησοῦς |
Chúng ta có được nhận xét khái quát như sau :
– Chỉ có trích đoạn Mc 6,4 mới đề cập đến bà con thân thuộc (gia tộc) : τοῖς συγγενεῦσιν
– Trong đoạn Mt 13,57 không đề cập đến gia tộc ; chỉ có quê hương : τῇ πατρίδι và gia đình : τῇ οἰκίᾳ
– Trong hai Tin Mừng Lc 4,24 và Ga 4,44 chỉ giử lại chữ quên quán, quê hương mà
thôi : τῇ πατρίδι (Lc) và τῇ ἰδίᾳ πατρίδι (Ga).
Theo Tin Mừng Luca thì họ hàng, gia tộc là một cộng đồng, được thiết lập từ nhiều tập thể rộng lớn hơn các mối liên hệ cha-mẹ và các con cái, hậu duệ (x.Lc 2,44). Vì nếu có cách hiểu quê hương, quê quán thì đã bao gồm gia đình, họ hàng và đã diễn đạt được các mối tương quan đó thì sẽ không dùng thêm các từ đó vì sẽ lặp nghĩa. Phải chú ý đến đoạn Tin Mừng này để có thể hiểu những ai là “anh em, chị em” được nói đến trong Mc 6,3 và Mt 13,55-56, hoặc là “những người anh em” được Thánh Gioan đề cập đên trong Ga 7,3-8.
Có rất nhiều các sử gia đã cho rằng, những người “anh em, chị em” đó là những người con ruột của Thánh Giuse và Mẹ Maria. Trong đó Chúa Giêsu là con trai đầu lòng. Còn có một vài tác giả đưa ra giả thiết rằng, có thể là con riêng của Thánh Giuse vì Thánh Giuse đã kết hôn rồi bị góa vợ trước khi tái hôn với Mẹ Maria, tuy nhiên những điều này hoàn toàn không có trong Tin Mừng. Thuần túy suy diễn dựa trên các huyền sử dựa trên các nhân vật Kinh Thánh. Một nghệ thuật văn học nở rộ thời Trung Cổ.
Để tránh những hồ đồ vì thiếu hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa Kinh Thánh khi suy luận, và cần phải khách quan. Chúng ta cần phải hiểu rằng cụm từ “những người anh em” vẫn thường được dùng trong Cựu Ước một cách không rõ ràng. Cụm từ này thường được dùng cho một nhóm người có tương quan họ hàng với nhau.
Ví dụ :
- Lot là anh em với Abraham người chú của ông (St 13,8 ;14,16) ;
- Giacop là anh em với ông Laban chú của ông (St 29,15) ;
- Nadab và Abiu là những người anh em với
Mishael và Elixaphan người anh em chú bác với các anh em của họ (Lv 10,4) ; - và còn nhiều ví dụ vê cách dùng cụm từ “những người anh em của” khác nữa.
Vì thế dựa vào Kinh Thánh và dữ lệu văn hóa được Kinh Thánh diễn đạt, chúng ta không thể đưa ra kết luận, chứng cứ chắc chắn để giải thích cụm từ “những người anh em” được thánh Maccô dùng trong trích đoạn (Mc 6,3 và Mt 13,55-56) nhằm khẳng định rằng đó là anh em ruột của Chúa Giêsu hay Thánh Giuse và Mẹ Maria còn có nhiều người con khác nữa.
II-Chúa Giêsu là con duy nhất của Maria và Giuse.
Bên cạnh đó, Còn có những trường hợp trong Kinh Thánh sau khi đã được đọc kỹ và kết hợp những kiến thức tổng quát về Kinh Thánh, văn hóa Do thái thời Chúa Giêsu, chúng ta lại thấy ý nghĩa ngược lại với lý luận rằng Giuse và Maria còn có nhiều người con khác.
Ví dụ :
- Trong trường hợp trên Đồi Sọ, dưới chân Thập giá, các Tin Mừng Mc 15,40 và Mt 27,56 đã đề cập đến sự hiện diện của một phụ nữ có tên “Maria mẹ của Giacôbê và Giôsê (hay Giuse)”. Kết hợp với các trích đoạn khác trong Mc 6,3 và Mt 13,55, chúng ta thấy, Giacôbê và Giôsê (hay Giuse) lại được gọi là những người trong số “những người anh em” của Chúa Giêsu: Họ là những người bà con gần, có thể là những anh em chú bác, vì sự trùng hợp tên là điều cấm kỵ nên không thể cả hai chị em ruột và mà lại cùng tên là Maria. Phải chăng, Maria mẹ của Giacôbê và Giosê. Bà là vợ của ông Clêopas được đề cập đến trong Gioan 19,25 ? Điều này thì có thể được chấp nhận nhưng tương quan họ hàng chính xác như thế nào thì chúng ta không xác định được.
Để biết thêm cụ thể bối cảnh trên Đồi Sọ và những bà đứng dưới chân Thập giá, xin khái quát các ghi chép của các Tin Mừng như sau : Có những khác biệt theo các tường thuật Tin Mừng : Mt 27,56 và Mc 15,40 ; Cf. Lc 23,49 và 24,10 ; Ga 19,25. Có thể nêu lên cụ thể những người phụ nữ đó như sau :
Maccô |
Matthêu |
Luca |
Gioan |
-Maria -Maria mẹ của |
-Maria – Maria mẹ -Mẹ của |
-Maria – Maria mẹ -Mẹ của – Bà Suzanna |
-Maria, mẹ -Maria – Maria, vợ – người |
Maria, mẹ Chúa Giêsu (Ga) ; Mria Mađalêna (cả 4 Tin mừng) ; Maria mẹ của Giacôbê và Giôsê (3 Tin mừngMt, Mc, Lc) = Maria, vợ ông Cleopas (Ga) ; Mẹ của hai con ông Giêbêđê (Mt,Lc)=chị em của Maria, mẹ Chúa Giêsu (Ga) ; Suzanna (Lc).
Một điểm khác nữa cần lưu ý, Tin Mừng Gioan cho thấy sau biến cố dưới chân Thập tự đó, Mẹ Maria được đón về nhà của « người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến » (Ga 19,27): Điều này sẽ trở nên khó hiểu nếu Maria còn có nhiều người con khác nữa. Cũng có thể nhà của Giuse và Maria rất rộng, lớn để cho các anh em họ hàng cùng ở chung và Chúa Giêsu là con trai duy nhất của Maria và Giuse (?) Tuy nhiên, cụ thể về sự việc này cụ thể như thế nào thì không có tại liệu ghi chép.
Kết luận
Chúng ta có thể hiểu được rằng những người anh em của Chúa Giêsu là những người họ hàng chú bác với nhau (cùng ông nội hoặc ông cố). Chúa Giêsu đã bỏ lại nghề nghiệp và gia đình để đi rao giảng Tin Mừng (Mc 3,21). Sự từ bỏ tương quan máu mủ, ruột thịt là điều cần thiết để hoàn thành một tương quan gia đình khác : Ai làm theo thánh ý của Thiên Chúa, người đó là anh em tôi và là mẹ tôi » (Mc 3,35). Thế nên chúng ta có thể kết luận, theo những dữ liệu Kinh Thánh, tương quan máu mủ, Thánh Giuse không còn có một người con nào với Đức Mẹ Maria nên sau cái chết và lên trời của Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria đã được môn đệ Gioan rước về nuôi. Những người anh em của Chúa Giêsu được nhắc đến trong Tin Mừng chính là những người cháu gọi Thánh Giuse bằng chú hoặc bác thúc bá. Tuy nhiên, theo nhãn quan huynh đệ của Chúa Giêsu, thì tất cả những ai đi theo Ngài, làm môn đệ của Ngài đều là anh em nên, có thế khẳng định rằng, trong Chúa Giêsu, chúng ta cũng là những người con nuôi của Thánh Giuse và cũng tương tự như cách ta gọi Maria là Mẹ Maria vì Chúa Giêsu đã gọi bà là Mẹ, thì chúng ta cũng có thể gọi Thánh Giuse vì Chúa Giêsu cũng đã gọi ngài là Cha.
André Tuấn, AA.
Trích dịch và tổng hợp từ Pierre GRELOT,
Dictionnaire de la spiritualité, Tome VIII, Beauchesne, Paris, 1974, cột 1290.